Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2016

Đăng ngày: 01-07-2016 File đính kèm
Số 667* Tháng 7 năm 2016

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

NGHIÊN CỨU SO SÁNH KỸ NĂNG DỰ BÁO MƯA LỚN KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TOÀN CẦU

Võ Văn Hòa - Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Trong thời gian 5 năm (từ 2008-2012) nhiều đợt mưa lớn diện rộng đã xảy ra trên phần lớn khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, gây ngập úng, lũ lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông, nông nghiệp và cuộc sống của nhân dân. Bài báo này tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng dự báo các đợt mưa lớn diện rộng này từ các số liệu dự báo mưa của 4 mô hình toàn cầu nhận được tại Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương gồm: i) Mô hình GFS của NCEP, ii) Mô hình GSM của JMA, iii) Mô hình NOGAPS của Hải quân Mỹ  và iv) Mô hình IFS của ECMWF. Kết quả đánh giá cho thấy, hai mô hình IFS và GSM cho kết quả dự báo mưa lớn chính xác hơn hai mô hình còn lại, trong đó, IFS có chất lượng dự báo mưa lớn cao hơn GSM một chút. Tuy nhiên, khả năng dự báo được các đợt mưa lớn đặc biệt lớn của các mô hình toàn cầu nói trên vẫn còn nhiều hạn chế.

Từ khóa: Dự báo mưa lớn, đánh giá dự báo, mô hình dự báo số trị toàn cầu.

 

1

2

TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ Ở CÁC VÙNG LIÊN QUAN ĐẾN DAO ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ngô Trọng Thuận,  Ngô Sỹ Giai - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Bài báo giới thiệu phương pháp tính toán chỉ số dễ bị tổn thương về sinh kế (LVI) theo 2 cách tiếp cận : LVI như là một chỉ số hợp thành bởi 7 thành phần chính và LVI như là một chỉ số xác định từ 3 nhân tố tác động, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng theo định nghĩa về tính dễ bị tổn thương IPCC. Kết quả áp dụng chỉ số trên cho thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc theo số liệu thống kê năm 2010 được trình bày để minh họa.

Từ khóa: Tổn thương, sinh kế.

 

9

3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DÒNG CHẢY LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC

Nguyễn Tiến Quang,  Lê Đức Đạt - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Mô hình SWAT được ứng dụng để mô phỏng sự thay đổi dòng chảy lưu vực sông Trà Khúc dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong tương lai. Mô hình SWAT mô phỏng lưu lượng dòng chảy lưu vực sông Trà Khúc trong giai đoạn 1980 – 2001 và và kiểm định mô hình với số liệu thực đo tại trạm Sơn Giang, kết quả đạt loại khá (giá trị R2 và Nash đều trên 0,8). Kết quả nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ dòng chảy lưu vực sông Trà Khúc. So với giai đoạn 1980 - 1999 thì giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy năm giai đoạn 2008 - 2030 tăng 9.4%. Dòng chảy trung bình theo tháng tăng vào mùa lũ và giảm vào mùa cạn.

Từ khóa: Mô hình SWAT; Biến đổi khí hậu; Dòng chảy;Lưu vực sông Trà Khúc

 

15

4

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NĂNG SUẤT LÚA TỈNH QUẢNG NAM

Nguyễn Thị Liễu - Viện KHoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngô Tiền Giang - Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và MT

Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam, góp phần cung cấp nhu cầu lương thực, thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực của nhân dân. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự tác động tiêu cực của các hiện tượng khí hậu thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, hạn hán,.. đã ảnh hưởng không nhỏ đến biến động năng suất lúa của tỉnh Quảng Nam khiến nền nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.Với kịch bản BĐKH cập nhật RCP 4.5 vào cuối thế kỉ 21 năng suất lúa đông xuân có thể giảm đến 33% trong khi đó, năng suất lúa hè thu có thể giảm đến 49%.

Từ khóa: Năng suất lúa và Biến đổi khí hậu; năng suất lúa và  RCP 4.5

 

21

5

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN MỰC NƯỚC TRÊN HỆ THỐNG SÔNG SÀI GÒN ĐỒNG NAI

Lương Văn Việt - Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trườngĐại học Công nghiệp Tp.HCM

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sự thay đổi mực nước trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai do các ảnh hưởng tổng hợp của mực nước biển dâng, nạo vét lòng dẫn, san lấp các vùng trũng khu vực hạ lưu cho phát triển đô thị và xây dựng hệ thống đê bao . Phương pháp nghiên cứu là dựa trên cơ sở của phân tích dao động điều hòa và bước hiệu chỉnh kết quả mô phỏng mực nước triều nhằm xác định nguyên nhân của sự thay đổi mực nước . Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là mực nước giờ của 6 trạm quan trắc từ năm 1980-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, do tác động của mực nước biển dâng đã làm cho biên độ mực nước giữa cấp tần suất p = 0,1% và p = 99,9% tại trạm Vũng Tàu tăng 7 cm. Với tác động tổng hợp của mực nước biển dâng và quá trình đô thị hóa đã làm cho mực nước cao nhất và biên độ mực nước giữa cấp tần suất p = 0,1% và p = 99,9% trong sông tăng cao hơn so với trên biển, tại Phú An và Nhà Bè mức tăng của biên độ này tương ứng là 35,5cm và 30,5cm.

Từ khóa: Phân tích điều hòa, mực nước biển dâng, đô thị hóa

 

27

6

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG DÒNG CHẢY DO MƯA ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN SỬ DỤNG BỘ MÔ HÌNH MIKE

Nguyễn Văn Hồng, Trần Tuấn Hoàng, Võ Thị Thảo Vi, Nguyễn Thái Sơn - Phân viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu

Trong bài báo này sử dụng bộ mô hình MIKE để nghiên cứu tính toán ô nhiễm dòng chảy do mưa ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn. Các cơ sở dữ liệu đầu vào và hiệu chỉnh – kiểm định mô hình MIKE là dữ liệu khí tượng, thuỷ văn và chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu. Các kết quả tính toán mô phỏng được là dòng chảydo mưavà chất lượng nước tại các tiểu lưu vực khác nhau. Các kết quả tính toán đã chứng minh rằng yếu tố dòng chảy do mưa và nồng độ các chất ô nhiễm của chúng có ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn.

Từ khóa: Nước mưa chảy tràn, chất lượng nước, ô nhiễm

 

35

7

MÔ PHỎNG NGẪU NHIÊN DÒNG CHẢY THÁNG ĐẾN HỒ CỬA ĐẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP MONTE CARLO

Vũ Ngọc Dương - NCS tại Trường Đại học Thủy lợi

Nguyễn Mai Đăng - Trường Đại học Thủy lợi

Quỹ đạo vận hành tối ưu cho hồ chứa đa mục tiêu được xác định dựa trên chuỗi số dòng chảy đến hồ đủ lớn để có thể bao hàm tất cả các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế, nhưng chuỗi dòng chảy thực đo đến hồ thường ngắn và thậm chí không có trạm đo nên để khắc phục thường dùng phương pháp mô hình toán để mô phỏng. Nghiên cứu này trình bày kết quả ứng dụng phương pháp Monte Carlo để tạo chuỗi dòng chảy tháng đến hồ Cửa Đạt. Kết quả cho thấy dạng phân phối xác suất phù hợp với chuỗi dòng chảy các tháng đến hồ Cửa Đạt trong mùa lũ là Lognormal và các tháng mùa kiệt là Logistic, Beta hoặc Lognormal. Nghiên cứu đã phát 1.000.000 số ngẫu nhiên dòng chảy của 12 tháng trong năm, sử dụng giải pháp đặt hàm chặn Min ứng với tần suất đảm bảo cấp nước 90% và Max ứng với tần suất 10% để hạn chế được việc phát sinh các giá trị vô nghĩa (quá lớn hoặc quá nhỏ, thậm chí giá trị âm). Kết quả này sẽ phục vụ cho bài toán xác định chế độ vận hành tối ưu đa mục tiêu của hồ chứa Cửa Đạt.

Từ khóa: Mô phỏng ngẫu nhiên, Phương pháp Monte Carlo, Phân phối xác suất, Dòng chảy tháng, Hồ chứa Cửa Đạt.

 

41

8

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015

Nguyễn Văn Hồng, Phan Thùy Linh, Phan Thị Hởi - Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Bài báo trình bày những đánh giá về hiện trạng chất lượng nước mưa tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở tập hợp, phân tích chuỗi số liệu của thành phần các chất hóa học có trong nước mưa tại hai trạm là Tân Sơn Hòa (TSH) và trạm Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (SIHYMECC) trong mùa mưa năm 2015. Kết quả phân tích cho thấy giá trị pH của nước mưa đều trung tính, độ dẫn điện thấp thể hiện qua nồng độ các ion như SO42-, NO3-, Cl, F-, Ca2+, Mg2+, K+, Na+, NH4+ đều rất thấp so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT. Có thể nhận định nước mưa tại hai trạm TP. Hồ Chí Minh năm 2015 có chất lượng tương đối tốt, hiện tượng mưa axit chưa xảy ra, nguồn nước mưa chưa bị nhiễm bẩn bởi bụi bẩn và khí thải, có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Từ khóa: Chất lượng nước mưa, mưa acid, TP. Hồ Chí Minh

 

47

9

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BƯỚC ĐẦU VỀ HIỆU QUẢ GIẢM SÓNG CỦA ĐÊ PHÁ SÓNG DẠNG MỀM VÀ ĐÊ PHÁ SÓNG DẠNG CỨNG

Doãn Tiến Hà - Phòng TNTĐQG về động lực học sông biển, Viện KHTLVN

Tóm tắt: Đê phá sóng là loại công trình bảo vệ bờ chủ động, tác động trực tiếp vào sóng biển và làm suy giảm năng lượng sóng trước khi tiến vào đới ven bờ. Hiện nay, có hai dạng đê phá sóng thường được đưa vào áp dụng đó là đê phá sóng kết cấu cứng (đê đá đổ, bê tông cốt thép, các khối dị hình,…) và đê phá sóng kết cấu mềm (các bao tải cát, ống vải địa kỹ thuật, Geotube, Stabiplage,…). Bài báo sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm bước đầu trên hệ thống bể sóng triều kết hợp nhằm so sánh hiệu quả giảm sóng giữa hai dạng đê phá sóng này, để từ đó có những cơ sở, căn cứ nhằm lựa chọn dạng công trình phù hợp khi áp dụng vào thực tế, ứng với các điều kiện cụ thể ở vùng ven biển Việt Nam.

Từ khóa: Mô hình vật lý, đê phá sóng

 

52

10

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 6 năm 2016 - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

58

11

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 6 năm 2016 - Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn Và Môi trường

67

12

 

 

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất