Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2016

Đăng ngày: 01-06-2016 File đính kèm
Số 666 * Tháng 6 năm 2016

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

NGHIÊN CỨU TÍNH TỔN THƯƠNG DO THIÊN TAI
 ĐẾN TỈNH THANH HÓA

Phạm Thanh Long, Vũ Thị Hương, Nguyễn Thái Sơn - Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, là nơi được đánh giá bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn. Hiện việc nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do thiên tai sẽ là cơ sở giúp cho việc ra quyết định phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt và các thiên tai khác hiệu quả hơn. Bài báo trình bày một số kết quả về đánh giá tính tốn thương do thiên tai đến huyện Hậu Lộc của tỉnh Thanh Hóa.

Từ khóa: tổn thương,thiên tai       

1

2

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BÉ

Vũ Thị Hương,Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Thị Vân Anh - Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn vàBiến đổi khí hậu

Tóm tắtBài báo đưa ra một số kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Bé theo các chỉ số đánh giá nguồn nước. Kết quả đánh giácho thấy lưu vực sông Bé bị tổn thương tài nguyên nước ở mức độ cao. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, mức độ bị tổn thương lớn hơn. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để định hướng quản lý, bảo vệ và phân bổ sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Bé bền vững.

Từ khóa: chỉ số tổn thương, sông Bé

8

3

ẢNH HƯỞNG XÂM NHẬP MẶN ĐẾN QUÁ TRÌNH LẤY NƯỚC CỦA NHÀ MÁY NƯỚC TÂN HIỆP

Trần Tuấn Hoàng[1], Võ Thị Thảo Vi[1], Trần Thanh Tùng[2],

Phạm Thanh Long[1]

[1]Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

[2]Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM

Tóm tắtMục tiêu của nghiên cứu này là tính toán và dự đoán xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn. Tính toán xâm nhập mặn theo các phương án đề xuất và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp khi độ mặn vượt ngưỡng 250mg/l tại trạm bơm Hoà Phú. Từ những kết quả tính toán, cần thiết phải dời trạm bơm Hòa Phú về phía thượng nguồn 4km là giải pháp cấp bách trong mùa khô.

Trong tương lai cần một giải pháp dài hạn hơn nhằm khắc phục tình trạng hồ Dầu Tiếng sẽ thiếu nước cho đẩy mặn và nước biển dâng phía hạ nguồn.Giải pháp được đưa ra là xây dựng đập ngăn mặn ngay vị trí trước ngã 3 sông Thị Tính và Sài Gòn, nhằm giữ nước ngọt khi mặn vượt ngưỡng cho phép, phục vụ trạm bơm luôn luôn có nước cấp cho nhà máy.

Từ khóaXâm nhập mặn, sông Sài Gòn, nhà máy nước.

15

4

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY KHU VỰC
 CỬA SÔNG CỔ CHIÊN BẰNG MÔ HÌNH MIKE 21 FM

Nguyễn Văn Hồng, Trần Tuấn Hoàng, Võ Thị Thảo Vi, Huỳnh Thị Mỹ Linh - Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

Tóm tắt: Cửa sông là nơi xảy ra các quá trình tương tác giữa biển và sông hết sức mạnh mẽ. Dòng chảy là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vận chuyển bùn cát cũng như biến đổi hình thái tại khu vực cửa sông Cổ Chiên. Trong bài báo này sẽ trình bày kết quả tính toán dòng chảy khu vực cửa sông Cổ Chiên trong mùa mưa và mùa khô. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mực nước và vận tốc tại trạm Trà Vinh và Bến Trại đạt hệ số tương quan khá tốt. Bài báo ứng dụng mô hình Mike 21 FM nghiên cứu tính toán, ảnh hưởng của dòng chảy đến khu vực cửa sông.

Từ khoá: Cổ Chiên, dòng chảy, cửa sông

21

5

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WEAP TÍNH CÂN BẰNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BÉ

Vũ Thị Hương1, Huỳnh Chức2

1Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắtTrong những năm gần đây, tình trạng thiếu nước cục bộ vẫn xảy ra trên lưu vực sông Bé. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao dosựgia tăng dân số và phát triển kinh tế  -  xã hội. Bên cạnh đó, sự phân bố nguồn nước không đều theo thời gian và không gian cùng với tình hình diễn biến bất thường của thời tiết dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm cho sự thiếu hụt nước ngày càng nghiêm trọng hơn. Bài báo này trình bày những kết quả chính về tính toán cân bằng nước đến năm 2030 theo các kịch bản biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khóa:dòng chảy, sông Bé

26

6

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ Ở CỬA SÔNG CỔ CHIÊN

Nguyễn Văn Hồng, Bùi Chí Nam - Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

Tóm tắt: Báo cáo trình bày việc ứng dụng phần mềm ArcGIS 10 và phần mở rộng là Image Analysis để ra trích xuất các kết quả về ranh giới đất và nước ở các năm 2005, 2010, 2014 của khu vực cửa sông Cổ Chiên. Đồng thời, báo cáo cũng đã ứng dụng một phần mở rộng của ArcGIS là DSAS để phân tích sự biến đổi đường bờ. Kết qua cho thấy rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng ở các vị trí bồi ra, bất kể đó là mùa khô hay mùa mưa. Xét về diễn biến theo thời gian từ 2005 đến 2014 cả mùa khô và mùa khô, đoạn bờ Long Hòa và Cồn Nghêu đều có xu hướng bồi ra rõ ràng.Ở 2 đoạn bờ còn lại là Cầu Ngang và Thạnh Phú, có xu hướng bồi xói xen kẽ, chưa xác định được xu hướng bồi – xói theo thời gian

Từ khoá: Image Analysis, Digital Shoreline Analysis System (DSAS), đường mực nước, đường bờ

31

7

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (KNK) TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bảo Thạnh, Lê Ánh Ngọc, Nguyễn Văn Tín - Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Theo báo cáo đánh giá của Nhóm công tác I thuộc Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra vào đầu năm 2013, BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó, các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người là nguồn phát thải chính. Theo kiểm kê khí nhà kính quốc gia năm 2000, 2010, tại Việt Nam, hai lĩnh vực phát thải nhiều nhất là năng lượng và nông nghiệp. Là trung tâm của các nước về kinh tế, thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh góp phần vào phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.Kết quả tính toán cho thấy đến năm 2020, theo quy hoạch, Tp. Hồ Chí Minh có tiềm năng giảm355.847tấn CO2eqso với năm 2013 trong nông nghiệp và giảm  592.768 tấn CO2 so với năm 2013 trong xây dựng (công trình nhà cao tầng). Một số phương án giảm nhẹ phát thải KNK đã được đề xuất trong nông nghiệp và xây dựng (công trình nhà cao tầng).

Từ khóa: khí nhà kính, giảm phát thải, năng lượng, trồng trọt

38

8

XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bảo Thạnh, Lê Ánh Ngọc, Hoàng Đình Thanh, Nguyễn Văn Tín - Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Trên cơ sở trên chuỗi số liệu quan trắctừ năm 1978-2014 tại Tp.HCM và áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, phương pháp thống kê, đánh giá xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa tại Tp.Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấynhiệt độ trung bình tại trạm Tân Sơn Hòa tăng qua các giai đoạn và giai đoạn sau nhiệt độ có xu hướng tăng cao hơn so với giai đoạn trước đó. Nhiệt độ trung bình có xu thế tăng với tốc độ khoảng 0,04 oC/năm.Nhiệt độ tối cao tuyệt đối không có xu hướng tăng giảm rõ rệt, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có xu hướng tăng nhanh hơn so với nhiệt độ trung bình. Về lượng mưa, xu hướng thay đổi của lượng mưa tại các khu vực khác nhau là rất khác nhau. Lượng mưa ở Cần Giờ có xu hướng tăng với tốc độ 11mm/năm, Tân Sơn Hòa tăng 2,83mm/năm, Củ Chi có xu hướng tăng nhẹ 1,63mm/năm và riêng trạm Nhà Bè giảm 11,2mm/năm

Từ khóa: EMD, hồi quy tuyến tính, nhiệt độ, lượng mưa, xu thế

45

9

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 5 năm 2016 - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương  Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

51

10

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 5 năm 2016 - Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường

 

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất