TT |
Tên bài báo và tác giả |
Số trang |
1 |
THIẾU HỤT NGUỒN NƯỚC NGỌT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030 VÀ 2050 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Trần Xuân Hải1, Bùi Nguyễn Lâm Hà2, Phạm Anh Tài1, Đỗ Ngọc Tuấn1, Vũ Văn Nghị3, Đặng Thanh Lâm4 1Viện Khoa học và Đổi mới công nghệ, TP.HCM 2Trường ĐH Đà Lạt, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng 3Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM 4Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, TP.HCM Tóm tắt: Hiện trạng và dự báo khan hiếm nguồn nước ngọt cho 120 khu thủy lợi thuộc ĐBSCL theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu - nước biển dâng được đánh giá dựa trên tính toán cân bằng nước thông qua các bước xác định nhu cầu nước và mô phỏng xâm nhập mặn bằng mô hình MIKE11. Kết quả cho thấy, thiếu hụt nước vào mùa khô ở ĐBSCL hiện trạng vào khoảng 4,0 tỉ m3 hàng năm, dự báo lên tới 4,8 tỉ m3 vào năm 2030 và 5,0 tỉ m3 vào năm 2050. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng nước ngọt ở ĐBSCL là rất lớn với giá trị hiện trạng vào khoảng 22,8 tỉ m3, tăng lên 28,6 tỉ m3 vào năm 2030 và 29,2 tỉ m3 vào năm 2050, cùng với đó là xâm nhập mặn ngày càng tiến sâu vào nội đồng. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, cân bằng nước, thiếu hụt nguồn nước, xâm nhập mặn. |
1 |
2 |
CÁCH TIẾP CẬN MỚI XÂY DỰNG Đ ƯỜNG ĐẶC TÍNH HỒ CHỨA BẰNG VIỆC SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM RADAR SENTINEL-1 Nguyễn Quốc Hiệp1, Nguyễn Anh Hùng1 1Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi Tóm tắt: Đường đặc tính lòng hồ chứa (quan hệ Z-F-W) được sử dụng trong quá trình điều tiết nuớc trong mùa lũ và phân phối nước trong mùa kiệt. Theo thống kê gần nhất của Tổng cục Thủy lợi thì Việt Nam có khoảng 6636 hồ chứa trong đó có khoảng 474 hồ chứa đã được xác định đường đặc tính và 6162 hồ chứa có đường đặc tính chưa được xác định. Để điều tiết hoặc phân phối nước cho các hồ chứa chưa được xác định đường đặc tính, hiện tại các đơn vị quản lý hồ đang coi như đường đặc tính của nó là tuyến tính theo một đường thẳng từ mực nước chết đến mực nước dâng bình thường. Với cách làm này, kết quả xác định dung tích hồ thường có sai số tương đối lớn nhưng vẫn được sử dụng để vận hành hồ chứa. Ngay cả những hồ chứa đã được xác định đường đặc tính thì bản thân đường đặc tính cũng không còn chính xác do hồ được xây dựng từ lâu, quá trình bồi lắng, xói lở làm thay đổi địa hình lòng hồ, nên chúng cũng cần phải kiểm tra để hiệu chỉnh lại. Bài viết này giới thiệu cách tiếp cận mới của Trung tâm Công nghệ phần mềm Thuỷ lợi trong việc sử dụng ảnh Synthetic Aperture Radar (SAR) Sentinel-1 vào việc xây dựng hoặc hiệu chỉnh lại đường đặc tính hồ chứa cho các hồ có dung tích trên một triệu m3 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Từ khóa:Viễn thám, Sentinel-1, Đường đặc tính hồ chứa. |
10 |
3 |
NGHIÊN CỨU PHÁT THẢI KHÍ OXÍT NITƠ (N2O) TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TRỒNG NGÔ VIỆT NAM Bùi Thị Thu Trang1, Bùi Thị Phương Loan1, Lục Thị Thanh Thêm2, Vũ Thị Hằng2, Đặng Anh Minh2 và Mai Văn Trịnh2 1Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội 2Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện KHNN VN Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là tính toán phát thải khí oxit nitơ (N2O) từ hoạt động canh tác cây ngô trong điều kiện các loại đất, vùng sinh thái và chế độ tưới tiêu, phân bón khác nhau tại ba khu vực nghiên cứu là Nghệ An, Thanh Hoá và Hà Nội. Nghiên cứu thực hiện thí nghiệm với ba công thức trên ba loại đất khác nhau với ba lần nhắc lại. Mẫu khí được lấy vào các thời kì sinh trưởng của ngô và vào các ngày 1, 3, 7 ngày sau bón phân, bằng phương pháp hộp kín từ 8 đến 11 giờ, trong mỗi lần lấy mẫu, cho mỗi một công thức thí nghiệm, 4 mẫu liên tục sẽ được lấy tại các thời điểm t0, t1(10 phút), t2(20 phút), t3(30 phút). Kết quả nghiên cứu cho thấy khí N2O phát thải mạnh nhất sau khi bón phân và đạt đỉnh phát thải vào ngày 1 - 3 sau khi bón phân và sau đó giảm mạnh xuống rất thấp từ ngày thứ 7 trở đi. N2O phát thải mạnh vào các thời kì bón phân thúc 1, 2 và 3 và phát thải rất thấp và ổn định vào các giai đoạn cuối của cây. Hệ số phát thải của đất đồi tại Thanh Hoá (0,0101 kg N2O/kg N bón) cao hơn ở đất cát ở Nghệ An (0,0095 kg N2O/kg N bón) và thấp nhất ở trên đất phù sa tại Đan Phượng, Hà Nội (0,0076 kg N2O/kg N bón). Từ khóa: Oxit Nitơ, phát thải KNK, cây ngô, các loại đất, BĐKH. |
20 |
4 |
LỒNG GHÉP YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Mai Thanh Dung1, Nguyễn Minh Khoa1, Phan Thị Thu Hương1 1Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Tóm tắt: Mối quan tâm ngày càng lớn về môi trường và mục tiêu phát triển bền vững là các động lực thúc đẩy việc lồng ghép môi trường trong các chính sách phát triển, cũng như cụ thể hóa trong việc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào hệ thống pháp luật chuyên ngành. Việc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường có vai trò to lớn trong việc đảm bảo sự thống nhất, hài hòa các quy định về bảo vệ môi trường, khắc phục các chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu hụt trong hệ thống pháp luật, qua đó nâng cao hiệu quả thực thi bảo vệ môi trường chung. Đây cũng là nhu cầu cấp thiết đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh pháp luật hiện nay. Dựa trên kết quả phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan để làm rõ sự hình thành và phát triển lý luận về lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường, bài viết luận giải sự cần thiết và xác định các định hướng về lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào hệ thống pháp luật chuyên ngành ở Việt Nam. Từ khóa: Lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường, hệ thống pháp luật chuyên ngành, phát triển bền vững. |
26 |
5 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI THÍCH HỢP CHO VÙNG ĐỒI NÚI BẮC TRUNG BỘ NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phạm Thị Thanh Hương1, Nguyễn Thị Hoàng Anh2, Lê Thị Hường1, Vũ Thị Hạnh1 1Trường Đại Học Hồng Đức, Thanh Hóa 2Văn phòng Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong năm 2017 tại 3 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhằm đánh giá khả năng chịu hạn và sinh trưởng của 8 giống lúa lai thu thập trong vùng. Khả năng chịu hạn của các giống lúa được đánh giá trong điều kiện nhân tạo bằng cách xử lý hạt trong dung dịch Polyethylen glycol 20% và bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Kết quả cho thấy giống Thái Xuyên 111 có tỷ lệ nảy mầm cao, mầm và rễ vẫn phát triển tốt trong điều kiện hạn nhân tạo. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình, chịu hạn tốt, cho năng suất khá ở điều kiện không chủ động tưới. Năng suất lúa đạt 72,33 tạ/ha trong vụ xuân và 70,55 tạ/ha trong vụ mùa. Đây là giống có tiềm năng để đưa vào gieo cấy cho các vùng đồi núi khó khăn về nước tại Bắc Trung Bộ. Từ khóa: Lúa lai, giống chịu hạn, Bắc Trung Bộ, không chủ động tưới. |
33 |
6 |
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH Nguyễn Đắc Nhẫn1, Phạm Thị Hồng1, Nguyễn Mạnh Thường1 1Cục quy hoạch đất đai Tóm tắt: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Nghiên cứu áp dụng các phương pháp khoa học truyền thống, như: phương pháp thu thập thông tin, tài liệu; phương pháp kế thừa; phương pháp chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu trình bày: (i) Quy trình lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 6 hạng mục) và (ii) Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (gồm 5 hạng mục). Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các cơ quan liên quan và các địa phương tham khảo để vận dụng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030. Từ khóa: Quy hoạch sử dụng đất, Quy trình. |
40 |
7 |
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC THEO THỜI GIAN THỰC Nguyễn Quốc Hiệp1, Lê Văn Lập1, Nguyễn Anh Hùng1, Đỗ Hoài Nam1 1Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Tóm tắt: Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi (Trung tâm) đã kế thừa kết quả nghiên cứut ừ các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ về công nghệ thông tin, thiết bị tự động hóa do Trung tâmc hủ trì thực hiện để tích hợp và phát triển thành hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ quản lý, điềuh ành các công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, giảm thiểu thiệt hại doh ạn hán, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Hệ thống này đượcT rung tâm liên tục nâng cấp, cập nhật các công nghệ mới tiên tiến trên thế giới và xây dựng các chứcn ăng nhằm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý cấp Trung ương và địa phương trên phạm vic ả nước. Từ khóa: Hệ thống giám sát hồ chứa, viễn thám, GIS. |
49 |
8 |
BẢN TIN VỀ HIỆN TƯỢNG ENSO VÀ NHẬN ĐỊNH XU THẾ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỪ THÁNG 11 NĂM 2019 ĐẾN THÁNG 4 NĂM 2020 |
57 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2019
Đăng ngày: 25-10-2019-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2019
-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 8 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2019
-
VIETNAM JOURNAL OF HYDRO - METEOROLOGY
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2019
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.