MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2019

Đăng ngày: 04-11-2019 File đính kèm
Số 707* Tháng 11 năm 2019

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

DỰ BÁO LƯỢNG MƯA TẠI MỘT SỐ TRẠM QUAN TRẮC VIỆT NAM DỰA TRÊN LẬP TRÌNH DI TRUYỀN

Nguyễn Thị Hiền1 , Nguyễn Xuân Hoài2 , Đặng Văn Nam3 , Ngô Văn Mạnh4

1Học viện Kỹ thuật quân sự

2Viện AI Việt nam

3Đại học Mỏ-Địa Chất

4Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn

Tóm tắt: Dự báo lượng mưa là một trong những bài toán thách thức nhất, vì nó thể hiện các đặc điểm rất độc đáo không tồn tại trong dữ liệu chuỗi thời gian khác. Hơn nữa, lượng mưa là một thành phần chính và rất cần thiết cho việc áp dụng quy hoạch tài nguyên nước. Chính vì vậy, bài viết này tập trung vào việc dự đoán lượng mưa sử dụng dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng Việt Nam. Hiện nay trong hầu hết các nghiên cứu dự báo lượng mưa, quá trình dự báo thường bị chi phối bởi các mô hình thống kê, cụ thể là sử dụng chuỗi Markov được mở rộng với dự báo lượng mưa (MCRP). Trong bài báo này, nghiên cứu trình bày một phương pháp mới để giải quyết bài toán dự đoán lượng mưa là lập trình di truyền (Genetic Programming - GP). Đây là lần đầu tiên GP được sử dụng trong bối cảnh dự báo lượng mưa ở một số thành phố tại Việt Nam. Nghiên cứu sẽ so sánh hiệu suất của GP và các thuật toán học máy khác như SVM, MLP, DCT, kNN trên 3 bộ dữ liệu khác nhau của các thành phố tại Việt Nam và báo cáo kết quả. Mục tiêu là để xem liệu GP có khả năng dự báo tốt hơn so với các phương pháp học máy khác hay không? Các kết quả đều chỉ ra rằng nói chung GP vượt trội đáng kể so với các phương pháp học máy khác, đó là cách tiếp cận chủ đạo trong bài viết.

Từ khóa: Lập trình di truyền, dự báo lượng mưa.

1

2

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TIỂU VÙNG SINH THÁI VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Hồng1 , Phan Thị Anh Thơ1 , Nguyễn Thị Phong Lan2

1Phân viện Khoa học Khí tượng và Biến đổi khí hậu

2Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tóm tắt: Bài báo này đánh giá xu thế khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sử dụng phương pháp phân tích xu thế nhiệt độ và lượng mưa tại 09 trạm khí tượng trong giai đoạn 1980 - 2018 và kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016, dựa trên các kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5. Kết quả phân tích cho thấy nhiệt độ trung bình hàng năm trong khu vực từ 23,0 đến 28,0o C. Nhiệt độ trung bình hàng năm có xu hướng tăng khoảng 0,027°C/năm. Lượng mưa trung bình trong khu vực khoảng 1250-2450 mm. Với kịch bản RCP 4.5, đầu thế kỷ 21, lượng mưa trung bình tăng 4,5 - 35,4%; vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình tăng 5,8 - 20,6%; cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình tăng 9,6 - 23,8%. Với kịch bản RCP 8.5, đầu thế kỷ 21, lượng mưa trung bình tăng 6,7-27,3%; vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình tăng 10,8 - 20,7%; vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình tăng 12,6 - 23,7%. Bài báo bước đầu đã nhận diện được những tác động của biến đổi khí hậu đến vùng sinh thái ven biển và các hoạt động kinh tế ở ĐBSCL trong những năm gần đây như: hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, kịch bản, tác động biến đổi khí hậu.

 

11

3

XÂY DỰNG QUY TRÌNH GIÁM SÁT, BÁO CÁO VÀ THẨM TRA (MRV) CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

Phạm Thanh Long1 , Huỳnh Thị Lan Hương1 , Nguyễn Thi Liễu1 , Vương Xuân Hòa1 , Đoàn Quang Trí2

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, việc tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cần được xem xét đối với tất cả các quốc gia tham gia công ước khung của BĐKH, điều đó cũng sẽ được thể hiện trong NDC đệ trình của các nước lên Ban thư ký của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu(UNFCCC). Ở Việt Nam, hiện nay chưa có khung Giám sát, Báo cáo và Thẩm tra (MRV) hay hướng dẫn cụ thể nào cho các hoạt động thích ứng với BĐKH. Do đó, bài báo đề xuất Khung MRV cho các hoạt động thích ứng với BĐKH tại Việt Nam bao gồm các khâu từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một hành động thích ứng với BĐKH. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần đóng góp vào việc thiết lập hệ thống MRV cho hoạt động thích ứng ở Việt Nam.

Từ khóa: MRV, thích ứng với biến đổi khí hậu, quy trình thích ứng

20

4

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG (EPI): THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTỪ GÓC NHÌN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Trần Thọ Đạt1 , Đinh Đức Trường1

1Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu về chỉ số hiệu quả môi trường (Environmental Performance Index - EPI), thực trạng và diễn biến EPI tại Việt Nam và những lý giải từ góc nhìn kinh tế. Những kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2012-2018, Việt Nam đang tụt hạng dần trong thứ bậc EPI. Những nguyên nhân được nhận diện gồm (i) mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào tài nguyên gây ô nhiễm môi trường, (ii) sự nhập khẩu chất thải và ô nhiễm cùng dòng vốn FDI, và (iii) sự phân công lao động quốc tế và thứ bậc thấp của Việt Nam trong chuỗi giá trị đi kèm với ô nhiễm môi trường. Bài báo cũng đưa ra những gợi ý chính sách để cải thiện EPI trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh vào lựa chọn mô hình tăng trưởng và cách thức nhìn nhận giá trị của tài nguyên môi trường với phát triển kinh tế.

Từ khóa: Chỉ số hiệu quả môi trường EPI, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý môi trường.

28

5

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIÁM SÁT (XÂM THỰC MẶN VÙNG VEN BIỂN) MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY SỬ DỤNG BO MẠCH ARDUINO

Nguyễn Anh Tuấn1 , Nguyễn Đình Chinh2 , Lê Trung Thành1

1 Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy Hà Nội

2 Trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy Hà Nội

Tóm tắt: Trong hơn một thập kỷ nghiên cứu và phát triển chuyên sâu, công nghệ cảm biến không dây được xem như là một giải pháp sáng tạo cho nhiều ứng dụng. Trong bài báo này chúng tôi mô tả một hệ thống cảm biến không dây được phát triển sử dụng các nền tảng phần cứng mã nguồn mở Arduino. Hệ thống có chi phí thấp và khả năng mở rộng cao về cả loại cảm biến và số lượng nút cảm biến, cũng như mức độ phù hợp với nhiều ứng dụng liên quan tới công tác giám sát môi trường. Trong nghiên cứu này chúng tôi trình bày kiến trúc tổng quan và thiết kế phần mềm, phần cứng của hệ thống quan trắc độ xâm nhập mặn ở vùng ven biển.

Từ khóa: Arduino, giám sát môi trường, mạng cảm biến không dây, xâm nhập mặn, zigbee.

37

6

ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG THAY ĐỔI KHÍHẬU ỞTỈNH ĐẮK NÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TƯỚI TIẾT KIỆM THÔNG MINH CHO CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ Ở GIA NGHĨA - ĐẮK NÔNG

Hồ Thị Thanh Vân1 , Đinh Thị Nga1

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM

Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá xu hướng thay đổi khí hậu ở tỉnh Đăk Nông từ đó đề xuất mô hình tưới tiết kiệm thông minh cho canh tác cây cà phê. Đểđaṭ đươc̣ mục tiêu nghiên cứu, các thông sốkhí hậu vềnhiệt độ, lượng mưa, sốgiờ nắng, lượng bốc hơi, độ ẩm trung bình được thu thập ở trạm khí tượng Đắk Nông trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2018. Kết quả phân sốliệu và xu hướng thay đổi cho thấy có sự thay đổi khí hậu ở khu vực nghiên cứu trong thời gian khảo sát: nhiệt độ có xu hướng tăng, lượng mưa thay đổi. Điều này ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Từ đó, mô hình tưới tiết kiệm nước thông minh trên được đềxuất cơ sở thiết kế một hệ thống cảm biến độ ẩm (Soil Moisture Sensor) điều khiển từ xa, từ đó có thể để tính toán và xác định lượng nước tưới đúng thời điểm, chính xác có thể giúp tiết kiệm được lượng nước và có thể tăng năng suất cây trồng. Mô hình này góp phần giải quyết bài toán về tình trạng thiếu nước và thích ứng với biến đổi khậu hậu hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước.

Từ Khóa: Thay đổi khí hậu, Nhiệt độ, Lượng mưa, Sốgiờ nắng, Lượng bốc hơi, Độ ẩm trung bình, Mô hình tưới nước thông minh.

44

7

XÁC ĐỊNH PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐO ĐẠC-BÁO CÁO-THẨM TRA CHO TÀI CHÍNH KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Phạm Thanh Long1 , Huỳnh Thị Lan Hương1 , Nguyễn Tú Anh1 , Vương Xuân Hòa1 , Nguyễn Thị Liễu1 , Đoàn Quang Trí 2

Phạm Thanh Long1 , Huỳnh Thị Lan Hương1 , Nguyễn Tú Anh1 , Vương Xuân Hòa1 , Nguyễn Thị Liễu1 , Đoàn Quang Trí2

Tóm tắt: Để đạt được mục tiêu đề ra trong đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định, Việt Nam đang nỗ lực thu hút đầu tư từ cộng đồng quốc tế cũng như huy động các nguồn lực trong nước để đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động liên quan đến cam kết giảm nhẹ KNK sau năm 2020 của mình. Tuy nhiên, giám sát tài chính khí hậu vẫn là một thách thức với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Do vậy, Việt Nam cần có một hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra (MRV) công khai và minh bạch về tình hình và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ dành cho ứng phó với BĐKH. Từ đó xây dựng được lòng tin của các nhà tài trợ, nâng cao số lượng và hiệu quả của các dự án khí hậu và đạt được các mục tiêu đề ra. Vì thế, bài báo này được thực hiện để cung cấp cái nhìn tổng quan và đề xuất phương án thiết kế hệ thống MRV đối với tài chính khí hậu cho Việt Nam. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu cũng đóng góp một cơ sở quan trọng để xây dựng một hệ thống MRV toàn diện hỗ trợ cho Việt Nam bao gồm cả tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực trong tương lai.

Từ khóa: MRV, biến đổi khí hậu, công khai, minh bạch.

52

8

BẢN TIN DỰ BÁO THUỶ VĂN THÁNG 10 CÁC SÔNG BẮC BỘ, TRUNG BỘ, TÂY NGUYÊN VÀ NAM BỘ

61

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất