TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THAM SỐ HÓA ĐỐI LƯU TRONG DỰ BÁO ĐỢT MƯA LỚN THÁNG 7 NĂM 2015 TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ BẰNG MÔ HÌNH PHÂN GIẢI CAO Dư Đức Tiến1, Hoàng Đức Cường1, Mai Khánh Hưng1, Hoàng Phúc Lâm1 1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Tóm tắt: Bài báo trình bày thử nghiệm dự báo đợt mưa lớn kỉ lục trên khu vực Bắc Bộ tháng 7 năm 2015 bằng mô hình WRF-ARW với điều kiện biên từ mô hình toàn cầu GFS (Mỹ). Việc hạ quy mô thực hiện thông qua thiết lập hai lưới tính 15 km và 5 km cho mô hình WRF-ARW và dự báo đến hạn 72h. Hai lớp thử nghiệm đã được thực hiện gồm có sử dụng (CPS) và không sử dụng tham số hóa đối lưu (noCPS) trên lưới tính phân giải cao 5 km. Ứng với mỗi dự báo, 32 trường hợp gồm các cấu hình khác nhau được thiết lập để loại trừ trường hợp kết quả phụ thuộc vào một cấu hình vật lý cụ thể của mô hình WRF-ARW. Các kết quả đánh giá cho thấy ở hạn dự báo 24h tại các ngưỡng mưa lớn (50mm/24h và 100mm/24h) việc sử dụng các sơ đồ tham số hóa (CPS) cho kết quả tốt hơn so với việc không sử dụng tham số hóa đối lưu (noCPS) trên lưới tính phân giải cao 5km. Tuy nhiên ở các hạn 48h và 72h, khi không sử dụng tham số hóa đối lưu hay quá trình đối lưu được giải một cách tường mình trong mô hình (explicit) cho phép tăng được kĩ năng dự báo hơn khi thử nghiệm dự báo mưa lớn cho đợt mưa lớn trên khu vực Bắc Bộ. Từ khóa: Dự báo mưa lớn Bắc Bộ, mô hình WRF-ARW, tham số hóa vật lý đối lưu. |
1 |
2 |
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ DỰ TÍNH KHẢ NĂNG XÂM NHẬP MẶN CHO KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH Đỗ Đức Thắng1, Trần Hồng Thái2, Võ Văn Hòa1 1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ 2Tổng cục Khí tượng Thủy văn Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn cho khu vực ven biển tỉnh Thái Bình dựa trên bộ số liệu quan trắc độ mặn từ 2000 đến 2017. Kết quả đánh giá cho thấy xâm nhập mặn có thể xâm nhập sâu vào trong nội đồng từ 20 - 25 km, độ mặn cao nhất đo được tại các trạm vùng cửa sông dao động từ 21 - 27‰, độ mặn cao nhất đo được tại trạm Ba Lạt (sông Hồng) lên tới 31,8‰; các năm từ 2003 - 2012 là giai đoạn có độ mặn lớn và xâm nhập sâu vào trong đất liền, trong giai đoạn này độ mặn cao nhất đo được tại điểm đo Dương Liễu trên sông Hồng (cách biển 25 km) lên tới 16,8‰. Quá trình mô phỏng và dự báo xâm nhập mặn dựa trên các đường ranh giới xâm nhập mặn 1‰ và 4‰ tại tỉnh Thái Bình đã cho thấy trong tương lai dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn các huyện ven biển ngày càng trở nên nghiêm trọng. Từ khóa: Xâm nhập mặn, vùng ven biển, Tỉnh Thái Bình |
9 |
3 |
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN MẶN TRÊN SÔNG SÀI GÒN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ Trần Thị Kim1 , Bùi Hồng Sơn2 , Nguyễn Thị Bảy3 , Phùng Thị Mỹ Diễm1 , Nguyễn Kỳ Phùng4 1Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM 2Sở Tài nguyên và Môi trườngTp.HCM 3Đại học Bách Khoa - ĐHQG Tp.HCM 4Sở Khoa học Công nghệ Tp.HCM Tóm tắt: Trong những năm gần đây, nguồn nước trên sông Sài Gòn độ mặn ngày càng tăng cao và chưa có xu hướng giảm. Tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô diễn ra ngày càng gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống cấp nước cho TP.HCM. Mặc dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhưng các công ty cấp nước vẫn gặp nhiều khó khăn và các nhà máy phải ngưng lấy nước thô trong nhiều thời điểm do độ mặn vượt quy chuẩn cho phép, chi phí vận hành sản xuất nước sạch gia tăng. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, tháng 4/2016, tại trạm bơm nước thô Hòa Phú (năm̀ trên sông Sài Gòn thuôc̣ huyện Củ Chi) cho thấy từ cuối tháng 1-2016 đến nay, độ mặn thường xuyên trên ngưỡng 150 mg/lít. Nghiên cứu này tập trung vào tính toán và mô phỏng lan truyền mặn một chiều bằng phương pháp số cho hệ thống sông Sài Gòn nhằm hỗ trợ các nhà quản lý đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến nông nghiệp và cấp nước. Từ khóa: Xâm nhập mặn, sông Sài Gòn, phương pháp số, mô hình toán. |
17 |
4 |
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO VÀ CẢNH BÁO HẠN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ÁP DỤNG CHO KHU VỰC TỈNH ĐĂK LĂK, TÂY NGUYÊN Nguyễn Ngọc Hoa1 , Ngô Lê An2 , Đoàn Quang Trí3 , Trần Thọ Đạt4 , Đặng Thanh Mai3 , Đinh Đức Trường4 1Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia 2Trường Đại học Thủy lợi 3Tổng cục Khí tượng Thủy văn 4Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt: Hạn hán thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng lớn trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về người và của. Khu vực Đăk Lăk, Tây Nguyên đã và đang diễn ra những đợt hạn hán thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô. Bởi vậy cần có những phương án dự báo cảnh báo hạn sớm giúp khu vực có những giải pháp ứng phó là điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu đã ứng dụng số liệu từ mô hình khí tượng toàn cầu IFS và mô hình thủy văn SWAT nhằm xây dựng phương án dự báo hạn cho khu vực, kết hợp cùng chỉ số hạn EDI để đưa ra bản đồ cảnh báo hạn. Kết quả cho thấy với mô hình khí tượng IFS, lượng mưa và nhiệt độ đã được hiệu chỉnh sai số giúp kết quả mô phỏng tốt hơn khi làm đầu vào cho mô hình thủy văn; lưu lượng dòng chảy được mô phỏng tốt với chỉ số NSE, R2 , PBIAS đánh giá đều ở mức đạt trong quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Bộ thông số cho mô hình đã tìm được, năm 2018 được đưa vào dự báo thử nghiệm để đánh giá hạn cũng như sự thiếu hụt dòng chảy với thời gian dự kiến là 10 ngày. Phương pháp và kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ cho công tác phòng chống thiên tai cho khu vực tỉnh Đăk Lăk và mở rộng cho các vùng khác của Việt Nam. Từ khóa: Dự báo hạn, chỉ số hạn khí tượng, IFS, SWAT, Đăk Lăk. |
30 |
5 |
VAI TRÒ CỦA SAI SỐ MÔ HÌNH TRONG BÀI TOÁN ĐỒNG HÓA SỐ LIỆU DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP BIẾN PHÂN: THỬ NGHIỆM VỚI MÔ HÌNH PHÂN GIẢI CAO WRF-ARW VÀ DỰ BÁO MƯA LỚN TRONG TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ Dư Đức Tiến1 , Hoàng Đức Cường1 , Mai Khánh Hưng1 , Hoàng Phúc Lâm1 1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Tóm tắt: Trong bài toán đồng hóa số liệu dựa trên phương pháp biến phân, sai số mô hình đóng vài trò quyết định đến việc lan truyền một cách hiệu quả các thông tin quan trắc khi được bổ sung vào mô hình theo chiều ngang, thẳng đứng và giữa các biến mô hình với nhau. Bài báo sẽ trình bày một số khảo sát khác nhau liên quan đến những lựa chọn thiết lập ma trận sai số của mô hình WRFARW thử nghiệm trong dự báo mưa lớn trên khu vực Bắc Bộ với sơ đồ đồng hóa biến phân WRFDA. Các thử nghiệm gồm: i) sử dụng sai số cho trước của NCEP và ii) sai số tính toán dựa trên kết quả dự báo của mô hình WRF-ARW cho riêng khu vực Việt Nam. Hai phương pháp tính sai số mô hình gồm sử dụng dự báo ngắn hạn của NMC và dự báo tổ hợp từ chính mô hình WRF-ARW cho khu vực Việt Nam. Một số thử nghiệm ban đầu với trường hợp mưa lớn điển hình trên khu vực Bắc Bộ cho thấy độ nhậy của kĩ năng dự báo mưa (đánh giá thông qua chỉ số ETS trên trạm quan trắc) phụ thuộc vào việc lựa chọn thiết lập ma trận sai số trường nền B và việc tính toán ma trận B từ dự báo riêng cho khu vực Việt Nam là cần thiết. Từ khóa: Mô hình WRF-ARW, đồng hóa số liệu, sai số dự báo, sơ đồ biến phân, ma trận hiệp biến sai. |
42 |
6 |
ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI HẠN KHÍ TƯỢNG Ở TÂY NGUYÊN Vũ Anh Tuân1 , Vũ Thanh Hằng2 , Trịnh Hoàng Dương3 1Đài Khí tượng Thủy Văn khu vực Tây Nguyên 2Trường Đại học Khoa học Tựnhiên Hà Nội 3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm và xu thế biến đổi của hạn hán tại 13 trạm khí tượng ở Tây Nguyên. Chỉ số SPI và chỉ số hạn nghiêm trọng Palmer được sử dụng để xác định tình trạng hạn hán. Kết quả cho thấy, ở phía Bắc Tây Nguyên có TGH hạn hán cao hơn ở phía Nam, và xác định được 8 đợt hạn khí tượng nghiêm trọng trong thời kỳ 1979-2016. Tần suất hạn theo tháng phổ biến khoảng 12% đến 20%. Xu thế tăng tuyến tính của TGH tại một số trạm như Đắk Nông, Ayunpa, Pleicu và Đắk Tô khoảng 1,5- 2,0 tháng/39 năm, các trạm còn lại có xu thế TGH giảm khoảng 0,5-1,5 tháng/39 năm. Nhìn chung, TGH trung bình trong các năm El Nino cao hơn so với năm Non ENSO và năm La Nina khoảng từ 0,8 đến 3 tháng, ngoại trừ tỉnh Lâm Đồng. Từ khóa: Hạn hán, thời gian hạn hán (TGH), chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (SPI), chỉ số hạn hán nghiêm trọng Palmer (PDSI) |
50 |
7 |
NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN PHÂN VÙNG HẠN - MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN SÔNG MÃ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Lê Thị Thường1 1Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Vùng đồng bằng ven biển sông Mã chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, xâm nhập mặn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, mức độ ảnh hưởng càng nghiêm trọng hơn. Hạn hán và xâm nhập mặn thường có quan hệ đồng thời nhưng ảnh hưởng của nó được thể hiện khác nhau ở những tiểu vùng khác nhau trong cùng một khu vực nghiên cứu. Chính vì vậy, để giảm thiểu đến mức tối đa những tác hại do hạn - mặn gây ra cần phân vùng hạn - mặn thành các tiểu vùng làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng nước phù hợp. Bài báo sử dụng bộ mô hình Mike (Mike Nam và Mike 11) để tính toán dòng chảy đến hồ chứa từ mưa theo biến đổi khí hậu và mô phỏng thủy lực mạng sông khu vực nghiên cứu xét trong mối quan hệ hạn - mặn. Nghiên cứu đã chỉ ra được 03 tiểu vùng hạn - mặn tương ứng với nồng độ mặn khác nhau. Kết quả này có ý nghĩa trong việc giúp nhà quản lý cũng như người dân chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp nhất. Từ khóa: Hạn - mặn, vùng đồng bằng ven biển sông Mã, biến đổi khí hậu. |
59 |
8 |
THÔNG ĐIỆP CỦA NGÀI TỔNG THƯ KÝ TỔ CHỨC KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI Ngày Khí tượng Thế giới năm 2019 xin được dành cho chủ đề “Mặt trời, Trái đất và Thời tiết”. |
68 |
9 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 2 NĂM 2019 Tình hình nhiệt độ trong tháng 02/2019 trên cả nước phổ biến cao hơn so nhiều với TBNN cùng thời kỳ. Tình hình mưa trong tháng 02/2019 có sự phân bố không đều trên phạm vi toàn quốc: tại khu vực Đông Bắc, Việt Bắc, Thanh Hóa và bắc Nghệ An cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ từ từ 40-90%, có nơi trên 120%. Các khu vực khác phổ biến phổ biến thấp hơn so với TBNN từ 30-90%, trong đó khu vực từ Quảng Trị đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ ít mưa với lượng mưa chủ yếu dưới 10mm. |
69 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2019
Đăng ngày: 19-04-2019-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2019
-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 8 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2019
-
VIETNAM JOURNAL OF HYDRO - METEOROLOGY
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2019
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.