STT |
Tên bài |
Trang |
1 |
VỀ NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI PGS.TS. Nguyễn Văn Đản - Viện Tài nguyên môi trường nước KS. Trần Duy Hùng - Cục Quản lý tài nguyên nước Thủ đô Hà Nội có nhu cầu về nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất rất lớn. Để đáp ứng đủ nhu cầu này, nguồn nước dưới đất hiện nay đang được khai thác rất mạnh mẽ. Ở đây đã xuất hiện các biểu hiện suy thoái các nguồn nước dưới đất. Bài báo này tổng hợp những kết quả nghiên cứu bước đầu xác định các nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước dưới đất. |
2 |
2 |
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI TS. Tôn Thất Lãng - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Hiện trạng môi trường và các nguồn phát sinh chất thải, tải lượng chất thải của 3 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của thành phố Cần Thơ được đánh giá và phân tích nguyên nhân. Nhìn chung, các nhà máy đều sử dụng công nghệ từ Trung quốc, môi trường các nhà máy đều có mùi và phát sinh một lượng nhiệt thừa cao. Nước thải phát sinh chủ yếu từ giai đoạn cô đặc dầu cá, tuy lượng phát sinh không nhiều (0,75- 0,9 m3/ tấn sản phẩm) nhưng tải lượng cao và chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, dầu mỡ và chất rắn lơ lửng. Dựa trên nguyên nhân phát sinh chất thải, 19 giải pháp sản xuất sạch hơn được đề xuất và phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường, để lựa chọn 10 giải pháp có thể thực hiện, góp phần làm giảm tải lượng chất ô nhiễm 8-12%, giảm năng lượng tiêu thụ 15-20%, tiết kiệm cho nhà máy mỗi năm hơn 700 triệu đồng. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cũng được đánh giá, phân tích ưu, khuyết điểm và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất xử lý đến 85-90%, giúp nước thải sau khi xử lý tại các nhà máy đạt được QCVN 11:2008/BTNMT. |
5 |
3 |
PHÂN LOẠI KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA TỈNH LAI CHÂU TS. Nguyễn Văn Liêm, ThS. Nguyễn Hồng Sơn, ThS. Ngô Tiền Giang, CN. Nguyễn Quý Vinh - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Nhằm phát huy những lợi thế và giảm thiểu những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu. Trong các năm 2011 và 2012 nhóm tác giả đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và phân vùng khí hậu phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững của tỉnh Lai Châu". Trong bài báo này các tác giả trình bày về kết quả phân vùng khí hậu nông nghiệp (KHNN) tỉnh Lai Châu. Dựa vào chỉ tiêu chính quyết định sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất, sản lượng cây trồng là tài nguyên nhiệt (biểu thị bằng tổng nhiệt độ năm) và tài nguyên ẩm, mức bảo đảm ẩm cho cây trồng (biểu thị bằng chỉ số ẩm), đã phân chia thành 3 vùng nhiệt và 3 vùng ẩm. Thông qua việc tổ hợp (lồng ghép) chế độ nhiệt (Tổng nhiệt độ trung bình năm) - ẩm (Lượng mưa trung bình năm và Chỉ số ẩm trung bình trong mùa ít mưa) đã phân định được 5 tiểu vùng KHNN trên lãnh thổ tỉnh Lai Châu một cách khá hợp lý. |
11 |
4 |
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ CN. Nguyễn Thị Mai Thảo, TS. Tôn Thất Lãng - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Hiện trạng môi trường và các nguồn phát sinh chất thải, tải lượng chất thải của 3 nhà máy chế biến thủy sản của thành phố Cần Thơ được đánh giá và phân tích nguyên nhân. Nhìn chung, vấn đề môi trường trong các nhà máy chủ yếu tập trung ở tải lượng nước thải lớn và nồng độ các chất ô nhiễm cao. Nước thải phát sinh chủ yếu các giai đoạn chế biến, ngâm, rửa; lượng phát sinh nhiều (30 – 50 m3/tấn sản phẩm) và chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Dựa trên nguyên nhân phát sinh chất thải, 31 giải pháp sản xuất sạch hơn được đề xuất và phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường, để lựa chọn 14 giải pháp có thể thực hiện, góp phần làm giảm tải lượng chất ô nhiễm 16-24%, giảm tiêu thụ nước 10-15%, tiết kiệm cho nhà máy mỗi năm từ 0,5 – 1,1 tỷ đồng. |
17 |
5 |
ÁP DỤNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐÔ THỊ CHO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN ThS. Hoàng Thị Nguyệt Minh - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Quá trình phát triển đô thị diễn ra mạnh mẽ, song song với đó là những vấn đề đặt ra đối với nguồn nước và dòng chảy trên lưu vực đô thị. Trong đó, việc “cấp” và “thoát” nước đô thị là một trong những vấn đề quan trọng và rất cần được quan tâm. Để giải quyết các bài toán đó, một trong những hướng phổ biến hiện nay đó là áp dụng công cụ mô hình toán để tính toán dòng chảy trên các đô thị. Bài báo này tác giả trình bày những nội dung nghiên cứu ban đầu ứng dụng mô hình SWMM tính toán dòng chảy đô thị thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó bước đầu đưa ra những đánh giá khả năng áp dụng của mô hình vào lưu vực nghiên cứu. |
21 |
6 |
ĐÁNH GIÁ DƯ LƯỢNG CỦA TRIBUTYLTIN TRONG BÙN LẮNG TẠI KHU VỰC CẢNG THUỘC HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN Từ Thị Cẩm Loan, Hoàng Thị Thanh Thủy - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh Từ nhiều thập kỷ trước, Tributyltin (TBT) đã được sử dụng rộng rãi như chất diệt nấm trong trong sơn chống hà bảo vệ thành tàu. Tuy nhiên, do độc tính của nhóm chất này nên TBT cũng là một chất ô nhiễm bền trong môi trường tự nhiên. Chỉ một hàm lượng rất nhỏ TBT cũng có thể gây tác hại cho sinh vật biển và con người, chẳng hạn như gây biến đổi giới tính ở động vật chân bụng, biến dạng vỏ ốc, gây chảy máu mũi, viêm mũi. Chính vì vậy, việc khảo sát và đánh giá sự phân bố TBT tại các khu vực cảng là điều cần quan tâm do các tàu thuyền thường sử dụng sơn chống hà có chứa TBT. Bài báo trình bày các kết quả khảo sát sự ô nhiễm do TBT tại các cảng thuộc vùng hạ lưu sông Sài gòn. Kết quả nghiên cứu cho thấy TBT đã phát hiện được với tỷ lệ 88% trong tổng số mẫu bùn lắng đã được thu thập vào hai mùa (mùa khô và mùa mưa) tại các khu vực cảng. Hàm lượng TBT ở khu vực cảng Tân Cảng, Ba Son và cảng Sài Gòn dao động tương ứng 13,4 - 26,0; 4,15 - 156 và 2,57 - 164 ng/g trọng lượng khô. So với kết quả nghiên cứu trước đây vào năm 2003, hàm lượng TBT đã tăng lên từ 1,08 đến 3,09 lần. Điều này cho thấy là các tàu thuyền lưu thông tại khu vực nghiên cứu vẫn sử dụng sơn có chứa TBT mặc dù vào tháng 10 năm 2001 Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế (IMO) đã đưa ra quyết định cấm sử dụng loại sơn này. |
26 |
7 |
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH NHIỆT ĐỘ NƯỚC BIỂN TẦNG MẶT TỪ ẢNH MODIS Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Thanh Trang, Hoa Thúy Quỳnh - Trung Tâm Hải Văn Lê Quốc Hưng, Đặng Trường Giang - Trung tâm Viễn thám Quốc gia Nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) là một đại lượng rất quan trọng trong việc nghiên cứu đại dương và khí quyển vì nó liên quan trực tiếp và là điều kiện trao đổi nhiệt, động lực, và các loại khí giữa đại dương và khí quyển. SST còn là đầu vào lớp biên và dữ liệu đồng hóa cho các mô hình dự báo/hoàn lưu khí quyển. Ngoài ra, bản đồ SST là cực kỳ quan trọng cho các ngư dân đánh bắt cá cũng như các thông tin đầu vào quan trọng cho các dòng thông lượng khí giữa đại dương và khí quyển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu vệ tinh hồng ngoại (ảnh MODIS) để tính toán nhiệt độ bề mặt nước biển. Kết quả đưa ra bản đồ trường SST bao phủ không gian, thời gian khu vực vịnh Bắc Bộ. Các tính toán SST được kiểm chứng với quan trắc thực đo của các trạm Hải văn và tàu Nghiên Cứu Biển khu vực vịnh Bắc Bộ. Các chỉ số Bias và RMSE được so sánh với số liệu thực đo của các trạm hải văn tương ứng nằm trong khoảng từ -0,29 đến -0,1 và từ 0,34 đến 0,99. Các chỉ số Bias và RMSE được so sánh với số liệu quan trắc tàu Nghiên Cứu Biển tương ứng là -0,9 và 0,39. |
32 |
8 |
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN XÂM NHẬP MẶN VÙNG HẠ LƯU SÔNG BA ThS. NCS. Lê Đức Thường - Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM ThS. Huỳnh Thị Lan Hương - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Nội dung của bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE11 đánh giá tác động của nước biển dâng với các kịch bản khác nhau đến quá trình xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Ba. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch, định hướng khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực. |
38 |
9 |
HỆ PHẦN MỀM XỬ LÝ SỐ LIỆU HẢI VĂN VÀ HỆ QUẢN LÝ TRUYỀN NHẬN SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN HẢI VĂN KS. Trần Vĩnh Thắng, KS. Phạm Lê Phương, KS. Lê Trung Hưng, TS. Trần Quang Tiến, KS. Lê Văn Chương, ThS. Trần Thị Thanh Hải và các cộng tác viên khác - Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và môi trường Số liệu thu nhận được từ hệ thống mạng lưới trạm khí tượng thủy văn bao gồm các trạm khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường (gọi tắt là mạng lưới KTTV) là rất lớn. Nguồn số liệu này đóng vai trò quan trọng trong công tác điều tra cơ bản nhằm thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thuỷ văn được sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội; dự báo, cảnh báo thiên tai và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm phục vụ đắc lực cho việc phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, lưu trữ số liệu, xây dựng các sách tra cứu v.v… Tất cả các vấn đề nói trên khẳng định tầm quan trọng của chất lượng tài liệu, đầu vào tối cần thiết để đưa ra những thông tin chính xác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Trong thời gian qua, công đoạn thu nhận, xử lý số liệu đã từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa. Khâu xử lý số liệu đã được tự động hóa trên cơ sở phát triển các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đối với các bộ môn khí tượng bề mặt, thủy văn vùng sông không ảnh hưởng thủy triều. Tuy nhiên, phần mềm xử lý số liệu khí tượng hải văn chưa được nghiên cứu xây dựng. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ tin học vào xử lý số liệu trên mạng lưới trạm khí tượng hải văn là cấp bách và hết sức cần thiết, vừa nâng cao năng lực phục vụ số liệu, vừa đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá, tự động hoá khâu xử lý số liệu trong mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn cơ bản. Mục tiêu của việc xây dựng hệ quản lý số liệu là truyền nhận số liệu các cơ sở dữ liệu KTTV giữa các Đài KTTV khu vực với Trung tâm Tư liệu KTTV là xây dựng hệ thống (tổ chức lại) kịch bản đồng bộ, khả năng tùy biến (customize) các yêu cầu đồng bộ nhanh chóng và khai thác hiệu quả phần cứng mạng VPN và hệ thống CSDL của 2 phần mềm xử lý số liệu khí tượng (KTBM) và thủy văn (Hydrodb) đã triển khai và của phần mềm xử lý số liệu hải văn (Marinedb) đang được xây dựng và thử nghiệm. |
47 |
10 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 12 năm 2012 Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
53 |
11 |
Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 12 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
64 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2013
Đăng ngày: 01-01-2013-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn tháng 12 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2013
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2013
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.