Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2013

Đăng ngày: 01-02-2013 File đính kèm
Số 626 * Tháng 02 năm 2013

STT

Tên bài

Trang

1

XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH HỆ THỐNG KÊNH, SÔNG LẤY SÔNG SÀI GÒN LÀM VÍ DỤ NGHIÊN CỨU   

PGS. TS. KH Bùi Tá Long, KS. Nguyễn Duy Hiếu, KS. Lê Thị Hiền - Viện Môi trường, Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Trước tình hình ô nhiễm hệ thống kênh sông diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý môi trường đều nhận thức được rằng công tác kiểm soát xả thải trên lưu vực cần được quan tâm đầy đủ và cấp bách hơn. Hiện tại, nhiều địa phương trên lưu vực sông Sài Gòn đã mời các cơ quan khoa học tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải của hệ thống sông phục vụ cho quy hoạch xả thải. Để giải quyết vấn đề này, có nhiều cách tiếp cận và giải quyết khác nhau, như áp dụng theo Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước”. Từ năm 2003, Ủy hội sông Mekong đã triển khai nghiên cứu và đang áp dụng phương pháp quan trắc sức khỏe sinh thái cho các quốc gia hạ lưu Mekong, trong đó có Việt Nam. Nhóm nghiên cứu của Việt Nam đã thử triển khai phương pháp quan trắc trực tiếp này trên sông Sài Gòn với hy vọng kết quả của phương  pháp đánh giá và phân hạng sức khoẻ sinh thái sẽ cung cấp thông tin, từ đó có thể đánh giá được khả năng tiếp nhận chất thải của sông. Cùng với những phương pháp được nêu trên, trong thời gian qua nhóm tác giả bài báo này tập trung quan tâm vào đánh giá khả năng tự làm sạch của sông. Phương pháp mô hình hóa tính toán diễn biến chất lượng nước được sử dụng để đánh giá và dự báo khả năng chịu tải hoặc khả năng tiếp nhận nước thải của các dòng sông phục vụ cho việc cấp phép xả thải.

 Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về ứng dụng cách tiếp cận mô hình hóa đánh giá khả năng tự làm sạch của sông Sài Gòn. 

1

2

QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ THẤP NHẤT MÙA ĐÔNG Ở BẮC BỘ VÀ THANH HÓA VỚI MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HOÀN LƯU VÀ KHẢ NĂNG DỰ BÁO

ThS. Phạm Thị Thanh Hương, CN. Nguyễn Thị Lan,  ThS. Vũ Văn Thăng - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu - Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra trong 3 tháng chính đông (12, 1, 2) song giá trị của chúng khác nhau rất nhiều giữa năm này và năm khác dưới tác động mạnh mẽ của các điều kiện hoàn lưu khí quyển.

Bài báo nghiên cứu quan hệ không cùng mùa giữa các đặc trưng hoàn lưu mùa xuân, mùa hè, bao gồm khí áp mực biển, bức xạ sóng dài, vận tải ẩm trên 14 khu vực và chỉ số hoàn lưu trên Đông Á – Tây Thái Bình Dương mở rộng với nhiệt độ thấp nhất mùa đông trên 6 khu vực miền Bắc Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khí áp trên một số khu vực cùng với một số chỉ số hoàn lưu trong mùa xuân, mùa hè có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ thấp nhất mùa đông trên một số khu vực của Bắc Bộ và Thanh Hóa. Dựa trên các quan hệ chặt chẽ này, bài báo đã xây dựng một số phương trình hồi quy 3 biến dự báo nhiệt độ thấp nhất mùa đông trên các khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa theo các đặc trưng hoàn lưu. Kết quả thử nghiệm cho phép kết luận rằng, hoàn toàn có thể dự báo nhiệt độ thấp nhất mùa đông trên một số đặc trưng hoàn lưu mùa xuân và mùa hè trước đó.

10

3

CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THAM SỐ KHÍ ĐỘNG LỰC HỌC PHỤC VỤ CHO BÀI TOÁN LAN TRUYỀN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

PGS. TS Nguyễn Kỳ Phùng, Nguyễn Thị Huỳnh Trâm - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Các điều kiện khí tượng, như gió và các đặc trưng rối, là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phân bố chất ô nhiễm không khí. Mô phỏng bài toán ô nhiễm không khí cho kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tính toán hệ số rối. Zhao (2002)[27] đã đề nghị phương pháp tính toán hệ số rối tức thời trong điều kiện tổng quát. Tuy nhiên, thông số H, thông lượng nhiệt, một thông số quan trọng của phương pháp này lại không được đo đạc tại các trạm khí tượng tại Việt Nam. Do đó, nhóm tác giả đề nghị một phương pháp cải tiến phương pháp Zhao để có thể áp dụng phương pháp này tại Việt Nam.

16

4

ĐO ĐẠC, BÁO CÁO VÀ THẨM ĐỊNH (MRV) CHO CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM NHẸ KHÍ NHÀ KÍNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA (NAMA)

TS. Huỳnh Thị Lan Hương - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

NAMA được hiểu là “các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia”. Để giám sát hiệu quả của quá trình thực hiện NAMA và các hoạt động hỗ trợ, cần thiết phải tiến hành đo đạc, báo cáo và thẩm định một cách minh bạch và rõ ràng. Bài báo này trình bày khái quát về các cách thức MRV đối với từng loại NAMA và các tiêu chí sử dụng trong MRV.

23

5

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY LƯU VỰC SÔNG BA

ThS. Lê ĐứcThường - Trường Đại học Xây dựng miền Trung

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE-NAM đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến chế độ dòng chảy lưu vực sông Ba. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch, định hướng khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Ba.

28

6

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÊ BAO LÊN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG VÀ ĐỘNG THÁI LŨ TRÊN HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Huỳnh Minh Thiện, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung, Huỳnh Vương Thu Minh - Trường Đại học Cần Thơ

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ nguồn sông Mekong, mỗi năm nhận một lượng lớn nước lũ và phù sa từ thượng nguồn – có ý nghĩa quan trọng với nền sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng như hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL. Tuy nhiên, lũ cũng đã gây ra những khó khăn đáng kể, đặc biệt là mỗi khi lũ về sớm. Để khắc phục những khó khăn do lũ gây ra, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL (An Giang, Đồng Tháp) đã được bao đê (bao gồm cả đê bao khép kín và đê bao tháng 8 – đê bao lững). Tuy vậy, trong những năm gần đây hiệu quả của các hệ thống đê bao khép kín đã được thảo luận khá nhiều, đặc biệt là xung quanh một số tác động tiêu cực được cho là do hệ thống đê bao khép kín gây ra như: làm tăng mực nước trên sông trong mùa lũ, đất sản xuất trong vùng đê bao khép kín bị suy thoái dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp.

Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang được chọn là một huyện điển hình để khảo sát và đánh giá động thái lũ thay đổi do tác động của hệ thống đê bao khép kín với lý do: (i) hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phát triển từ năm 2000; (ii) vào mùa lũ năm 2011, vỡ đê cục bộ gây ra những tác động tiêu cực đối với đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Ngoài ra, động thái lũ tại một số trạm quan trắc mực nước trên dòng chính cũng đã được phân tích, nhằm xác định một số nguyên nhân nội tại góp phần gây ra hiện tượng nước lũ dâng cao ở các tỉnh đầu nguồn ở ĐBSCL vào năm 2011.

35

7

ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM CỦA NGÀNH SẢN XUẤT BIA – NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ

TS. Tôn Thất Lãng - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh

Hiện trạng môi trường và các nguồn phát sinh chất thải, tải lượng chất thải của 3 nhà máy sản xuất bia, nước giải khát của thành phố Cần Thơ được đánh giá và phân tích nguyên nhân. Nhìn chung, nước thải phát sinh chủ yếu từ giai đoạn vệ sinh hệ thống, tuy lượng phát sinh không nhiều (5,8 – 6,2m3/m3 sản phẩm) nhưng tải lượng cao và chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Dựa trên nguyên nhân phát sinh chất thải, 26 giải pháp sản xuất sạch hơn được phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường, để lựa chọn 12 giải pháp có thể thực hiện, góp phần làm giảm tải lượng chất ô nhiễm 12 - 25%, giảm lượng nước tiêu thụ 5-10%, tiết kiệm cho nhà máy mỗi năm đến 1 tỷ đồng. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cũng được đánh giá, phân tích ưu, khuyết điểm và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất xử lý đến 85-90%, giúp nước thải sau khi xử lý tại các nhà máy đạt được QCVN 40:2011/BTNMT.

41

8

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO THÔNG ĐẾN HIỆU ỨNG ĐẢO NHIỆT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TS. Đào Ngọc Hùng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

46

9

Ngọc Hà: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp báo góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

51

10

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 1 năm 2013

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

52

11

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 1 - 2013 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

64

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.