Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2013

Đăng ngày: 01-08-2013
Số 632 * Tháng 8 năm 2013

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ VỀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đặng Thanh Bình- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Truyền thông là một quá trình trong đó người làm công tác truyền thông truyền đưa các thông tin tới người nhận, thông tin nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hinhg thức và phương tiện khác nhau. Mọi hoạt động ruyền thông đều có mục đích cụ thể; vì vậy truyền thông đóng vai trò quan trọng, là một công cụ để thực hiện các mục đích của một chủ thể, được cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án, cuộc vận động… Từ những đặc thù của truyền thông về khí tượng thủy văn (KTTV) trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), cho nên mục đích của truyền thông về KTTV là truyền đạt và thu hút mọi người tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết, nhận thức chung về KTTV, từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một hướng chung trong việc giải quyết những vấn đề của KTTV đặt ra

1

2

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HYDROGIS ĐỂ DỰ BÁO LŨ VÀ CẢNH BÁO NGẬP LỤT TỈNH ĐỒNG THÁP

Nguyễn Kiên Dũng và Đinh Xuân Trường

Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và môi trường

Trước tình hình lũ lụt ngày càng gia tăng về cường độ và tính chất nguy hại trong những năm gần đây ở Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL); đặc biệt là lũ năm 2011 xảy ra lớn và kéo dài nhiều ngày đòi hỏi công tác dự báo và cảnh báo lũ sớm cần được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, đối với vùng ĐBSCL, do đặc điểm hệ thống để không hoàn chỉnh như ở vùng Đồng bằng sông Hồng nên lũ gắn  liền với ngập lụt nội đồng nên dự báo lũ sớm trong sông vẫn chưa thể đáp ứng được công tác phòng, chống lũ. Vì vậy, đối với vùng ĐBSCL không những cần dự báo lũ sớm trong sông mà cần phải cảnh báo sớm về cả vùng nguy cơ và mức độ ngập lụt.

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình HydroGis để dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt cho tỉnh Đồng Tháp.

6

3

NGHIÊN CỨU ĐỒNG HÓA SỐ LIỆU RADAR ĐÔNG HÀ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO MƯA LỚN CHO KHU VỰC MIỀN TRUNG

Dư Đức Tiến; Bùi Minh Tăng; Võ Văn Hòa; Phùng Thị Vui; Trần Anh Đức; Nguyễn Thanh Tùng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Bài báo giới thiệu các vấn đề cơ bản liên quan đến việc xử lý số liệu radar Doppler để đưa vào đồng hóa số liệu cho các mô hình khu vực. Các thuật toán xử lý đã được ứng dụng cho số liệu radar Doppler Đông Hà, bao gồm xử lý nhiễu địa hình, xử lý nhiễu điểm ảnh và làm trơn (thinning) tạo số liệu mẫu (super observation) để đưa vào đồng hóa. Trong nghiên cứu, mô hình khu vực WRFARW và hệ thống đồng hóa số liệu WRFDA được sử dụng. Bài báo cũng trình bày về lý thuyết xây dựng toán tử quan trắc cho số liệu radar Doppler của hệ thống WRFDA. Một số thử nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng nâng cao chất lượng dự báo mưa lớn cho khu vực miền Trung khi đồng hóa số liệu radar Đông Hà. Các kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy việc đưa số liệu radar vào dồng hóa số liệu đã góp phần nâng cao chất lượng dự báo mưa lớn cho khu vực miền Trung đặc biệt khi sử dụng mô hình khu vực bất thủy tĩnh phân giải cao.

12

4

PHÂN BỐ SỐ NGÀY SƯƠNG MUỐI TIỀM NĂNG Ở BẮC BỘ VÀ THANH HÓA

Phạm Thị Thanh Hương(1); Nguyễn Thị Lan(1); Vũ Văn Thăng(1); Nguyễn Trọng Hiệu(2)

(1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

(2)Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Hàng năm sương muối xảy ra với tần xuất khác nhau trên các khu vực khác nhau, đặc biệt là ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, nơi nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 2-6*c. Tuy nhiên, chuỗi số liệu sương muối thường không có sự chính xác đồng đều do thường xuất hiện ở các khu vực hẻo lánh nên thường không quan trắc được và do đó không bảo đảm đầy đủ tính so sánh không gian. Vì lẽ đó, thay vì nghiên cứu phân bố số ngày sương muối, bào báo dựa trên một trong những điều kiện chủ yếu hình thành sương muối là ngày có nhiệt độ thấp nhật tuyệt đối không quá 5*c, hay gọi là ngày sương muối tiềm năng, để nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy số ngày sương muối tiềm năng nhiều hơn số ngày sương muối quan trắc được, nhất là ở những nơi có nhiệt độ rất thấp. Số ngày sương muối tiềm năng tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi, từ vùng thấp lên vùng cao.

Mùa sương muối tiềm năng phổ biến từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau ở vùng núi cao và từ tháng 12 đến tháng 1 ở vùng thấp và đồng bằng

20

5

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ SỐ LIỆU CHO VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN MÔ PHỎNG DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LA NGÀ BÌNH THUẬN

Huỳnh Phú- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh( Bảo Lộc- Lâm Đồng) là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai. Đây là con sông dồi dào về nguồn nước, phong phú về cảnh đẹp, lưu vực của nó là vùng kinh tế nông lâm nghiệp phát triển, có nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày... Nạn phá rừng, xả thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã xuất hiện nhiều điểm ô nhiễm điểm ô nhiễm dọc lưu vực sông La Ngà, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật mất nơi cư trú đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước do chất thải công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt và do hoạt động sản xuất nông nghiệp…là những nguồn gây ô nhiễm đang bắt đầu đáng báo động, đặc biệt là chất lượng nước

26

6

CÂN BẰNG NƯỚC, CÁT BÙN LƠ LỬNG SÔNG HỒNG ĐOẠN TỪ SƠN TÂY ĐẾN HÀ NỘI- THƯỢNG CÁT

Hoàng Minh Tuyền; Truyền Thanh Xuân; Ngô Thị Thủy

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Hiện tượng không cân bằng nước trong đoạn sông Hồng từ Sơn Tây đến Hà Nội và Thượng Cát đã xảy ra từ rất lâu, đặc biệt là gần 2 thập niên gần đây. Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu đề cập đến hiện tượng này nhằm tìm nguyên nhân gây ra sự không cân bằng nước trong đoạn sông, nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng. Bài báo này đưa ra kết quả đánh giá cân bằng nước và cát bùn lơ lửng trong đoạn sông này nhằm phục vụ cho xác định tỷ lệ phân lưu hợp lý dòng chảy sông Hồng chuyển sang sông Đuống và nâng cao độ tin cậy của số liệu quan trắc dòng chảy trong đoạn sông.

32

7

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG THỰC VẬT TỚI SỰ SUY GIẢM SỐNG TÀU

Nguyễn Bá Thủy- Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương

Vũ Hải Đăng- Viện Địa chất và Địa Vật lý Biển

Nguyễn Xuân Hiển- Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường

Trong nghiên cứu này, khả năng suy giảm sóng tàu bởi thực vật ven sông được tính toán phân tích bằng mô hình số trị. Mô hình tính toán quá trình phát sinh , lan truyền và tác động tới bờ sông của sóng tàu được nghiên cứu xây dựng dựa trên hệ phương trình Bousinessq 2 chiều, có xem xét đến thành phần tiêu tán năng lượng sóng bởi thực vật. Hệ số cản của cây được tính có xem xét đồng thời ảnh hưởng của thân, rễ, lá và cành. Mô hình sau đấy áp dụng cho một đoạn sông với địa hình lý tưởng. Trong đó, cây cọ nước, một loại cây phổ biến mọc ở vùng ven bờ các sông thuộc Đồng bằng sông Cửu Long được lựa chọn……….

40

8

NGHIÊN CỨU SỰ MẤT CÂN BẰNG CHE PHỦ RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG. PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA

Lê Kim Dung; Nguyễn Xuân Tiến; Nguyễn Thị Thịnh

Trường Đại học Hồng Đức

Mục đích của bài báo này dựa vào hệ số mất cân bằng che phủ (được tính qua mối quan hệ giữa tỷ lệ che phủ hiện tại và tủ lệ che phủ cần có theo đề xuất quy hoạch của địa phương) để nghiên cứu đánh giá mất cân bằng che phủ rừng trên địa bàn huyện Mường Lát, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững

46

9

HỘI THẢO XÂY DỰNG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM- PHIÊN BẢN 2015

Ngọc Hà

53

10

TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2013

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương; Trung tâm Nghiên cứu KTNN

55

11

THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ THÁNG 5,7-2013

Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường

65

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất