Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2013

Đăng ngày: 01-06-2013
Số 630 * Tháng 6 năm 2013

STT

Tên bài

Trang

1

PHÂN VIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG PHÍA NAM 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Bảo Thạnh - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

1

2

DÒNG CHẢY ĐÔ THỊ TỪ MƯA Ở TIỂU LƯU VỰC SUỐI GIỮA TRÊN - ĐÔ THỊ MỚI BÌNH DƯƠNG

Trương Văn Hiếu - Phân Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

Tiểu lưu vực Suối Giữa Trên, là một phần của Đô thị mới Bình Dượng (ĐTMBD), đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Tiểu lưu vực này là đầu nguồn của lưu vực Suối Giữa, dòng chảy đô thị hình thành từ sẽ gia tăng rất lớn do mức độ đô thị hóa mạnh mẽ tại ĐTMBD trong thời gian tới. Trong báo cáo này, mức độ thay đổi dòng chảy đô thị do mưa được nghiên cứu tính toán nhằm đặt cơ cở cho vấn đề thoát nước trong khu vực.

7

3

THÍCH ỨNG CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

Bùi Lai - Viện Sinh học Nhiệt đới

Tống Phước Hoàng Sơn - Viện Hải dương học

Nguyễn Thị Kim Lan - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) đến hệ sinh thái là rất lớn. Thích ứng tốt sẽ góp phần làm giảm đáng kể tác động bất lợi của BĐKH. Từ kết quả nghiên cứu, bài báo đề xuất những giải pháp thích ứng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua các hệ sinh thái (bao gồm cấu trúc, chức năng và sức sản xuất) đặc thù của nó dưới tác động của BĐKH và NBD, góp phần phát triển bền vững vùng ĐBSCL    

13

4

ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÂN PHỐI CHIA SẺ NGUỒN NƯỚC TỈNH THANH HÓA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bảo Thạnh, Vũ Thị Hương, Ngô  Nam Thịnh, Phạm Thanh Long - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

Bài báo phân tích tác động của biến đổi khí hậu (BBĐKH)đến dòng chảy năm, dòng chảy các mùa trên lưu vực sông Mã của tỉnh Thanh Hóa theo các kịch bản cao A1FI và kịch bản trung bình B2. Sau đó, sử dụng các kịch bản phát triển đến năm 2020 để tính toán tác động của BĐKH đến sự thay đổi trong phân phối sử dụng nước ở khu vực tỉnh Thanh Hóa.

Từ khóa: Thanh Hóa, cân bằng nước, biến đổi khí hậu

18

5

NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU ĐỊA HÌNH SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TOÁN NGẬP LỤT KHU VỰC BÁN ĐẢO THANH ĐA – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Chí Nam - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

Nghiên cứu này đã so sánh dữ liệu DEM từ các nguồn SRTM, DOST và LiDAR qua các chỉ tiêu thống kê. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã sử dụng các nguồn dữ liệu DEM này để vẽ bản đồ ngập lụt của bán đảo Thanh Đa. Kết quả so sánh các bản đồ DEM và bản đồ ngập lụt cho thấy dữ liệu LiDAR có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, khi dùng dữ liệu LiDAR để tính toán ngập lụt thì cần lưu ý đến phạm vi của khu vực nghiên cứu.

24

6

MÔ HÌNH HÓA SỰ DAO ĐỘNG CỦA NĂNG SUẤT SINH HỌC SƠ CẤP SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH

Doãn Hà Phong - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Năng suất sinh học sơ cấp (Net Primary Productivity) được xem như một mắt xích quan trọng trong chu trình tuần hoàn Carbon trên toàn cầu, đại lượng này được xác định trong quá trình trao đổi CO2 giữa khí quyển và thực vật. Trên cơ sở sử dụng mô hình CASA (Carnegie Ames Stanford Approach), dữ liệu khí tượng và dữ liệu chỉ số thực vật NDVI (AVHRR), lớp phủ thực vật (MODIS). Bài báo đã bước đầu nghiên cứu sự biến động của năng suất sơ cấp qua 2 thời kỳ 1982-1986 và 2002-2006. Kết quả cho thấy năng suất sinh học sơ cấp thể hiện xu thế tăng rõ rệt (100 - 300  gC/m2/năm) ở hầu hết vùng canh tác nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, trong khi một số vùng đất rừng thể hiện xu thế giảm (-150 - 0  gC/m2/năm) sau hai mươi năm.

30

7

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN SÓNG BẰNG MÔ HÌNH DELFT 3D TẠI KHU VỰC BIỂN CẦN GIỜ

Bảo Thạnh, Ngô Nam Thịnh, Trần Tuấn Hoàng - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường Phía Nam

Khu vực biển Cần Giờ có nhiều cửa sông là nơi xảy ra các quá trình tương tác giữa biển và sông hết sức mạnh mẽ. Tương tác sóng – dòng tại cửa sông là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dao động mực nước tại cửa sông. Bài báo này chỉ chú trọng tính toán lan truyền sóng tại khu vực biển Cần Giờ làm cơ sở đầu vào cho việc mô phỏng tương tác sóng – dòng. Có nhiều mô hình tính toán sóng hiện hành như DELFT, RCPWAVE, REFDIF, WAVEWATCH,…tuy nhiên, ở đây lựa chọn mô hình DELFT 3D do khả năng tích hợp tính toán cả tương tác sóng – dòng sử dụng hệ thống lưới cong thích hợp cho vùng cửa sông phức tạp.

37

8

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHỦ YẾU TRÊN RẠCH BÌNH THỌ, TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Văn Hồng, Phạm Thanh Long, Châu Thanh Hải, Phan Thùy Linh - Phân viện KTTV và MT phía Nam

Nguyễn Thị Thanh Dung - Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Qua khảo sát lấy mẫu nước thải của 25 doanh nghiệp thuộc khu vực nghiên cứu là cụm Phước Long trên địa bàn quận 9, đồng thời nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu nước mặt tại hệ thống cống thoát nước và nước mặt tại rạch Bình Thọ - rạch kết nối với hệ thống cống xả thải trong cụm Phước Long nối liền với kênh đào trước khi chảy ra Rạch Chiếc và sông Sài Gòn, quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình khảo sát và quá trình tính toán nhóm khảo sát đã ước tính được tổng lượng nước xả thải lên rạch Bình Thọ là khoảng của khoảng 4,937.4 m3/ngày đêm trong đó bao gồm 3,452 m3/ngày đêm sử dụng cho sản xuất và hơn 485 m3/ngày đêm cho sinh hoạt của 25 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và nước thải của các hộ dân sống xung quanh rạch

 Kết quả này được tính dựa trên số liệu đo đạc, lấy mẫu và phân tích thực tế để tính toán tải lượng các tác nhân gây ô nhiễm, từ đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên rạch này.

41

9

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SIMCLIM TRONG XÂY DỰNG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH THANH HÓA

Trương Hoài Thanh, Nguyễn Văn Tín, Phạm Thanh Long - Phân viện Khí tượng Thủy văn & Môi Trường phía Nam

Mục đích của bài báo này nhằm đưa ra kết quả ứng dụng của phần mềm SimCLIM trong xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) cho tỉnh Thanh Hóa. Các tính chất cơ bản của SimCLIM được giới thiệu đầu tiên, sau đó là trình bày một số kết quả ứng dụng cụ thể cho tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phần mềm SimCLIM là một công cụ hữu ích  trong xây dựng kịch BĐKH.

46

10

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO VÀ XÓI LỞ BỜ BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC

Lê Hoài Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường, Tổng cục Môi trường

Nguyễn Ngọc Tuyến, Hà Quang Hải - Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Các kết quả từ ảnh vệ tinh được phân tích, giải đoán cho thấy rằng, bờ biển của đảo Phú Quốc đang biến động ở mức độ khác nhau tùy theo khu vực và giai đoạn thời gian. Để làm sáng tỏ điều này, tác giả tiến hành khảo sát thực địa, ghi nhận lại các hiện tượng xói lờ - bồi tụ bờ biển cụ thể tại các đoạn bờ biến động mạnh. Kết quả cho thấy rằng, xói lở và bồi tụ là 2 hoạt động chính đang diễn tiến tại đới bờ đảo Phú Quốc, trong đó xói lở tập trung từ trung bình đến mạnh (tốc độ từ -0,51 đến trên -1,5 m/năm) chủ yếu ở bờ Tây (ĐB4), bồi tụ mạnh (từ +0,5 đến lớn hơn +1,0 m/năm) tập trung tại Bờ Đông (ĐB2) và xu thế ổn định diễn ra tại bờ Bắc (ĐB1) và Bờ Nam (ĐB3); Bồi tụ chủ yếu là tại các bãi biển nông, động lực sóng, dòng chảy yếu, trong khi đó, xói lở chủ yếu tác động vào các  thềm 1, 2 tích tụ (hoặc mài mòn – tích tụ). Kết quả từ đánh giá hiện trạng đã khẳng định những đánh giá về diễn biến bờ biển thu nhận từ ảnh vệ tinh là phù hợp và chính xác.

Từ khóa : Đảo Phú Quốc, Xói lở bờ biển, Bồi tụ bờ biển, biến động bờ biển

50

11

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 5 năm 2013

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

57

12

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 5 - 2013 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

67

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất