Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2013

Đăng ngày: 01-07-2013
Số 631 * Tháng 7 năm 2013

STT

Tên bài

Trang

1

DIỄN BIẾN BÃO SỐ 2 VÀ CÔNG TÁC DỰ BÁO PHỤC VỤ

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương 

1

2

SỬ DỤNG THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Nguyễn Văn Lượng - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ

Thông tin khí tượng thủy văn (KTTV) đóng vại trò quan trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Hiệu quả sử dụng thông tin KTTV trong quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải…là rất lớn. Hoạt động của Đài KTTV  khu vực Bắc Trung Bộ đã bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thông tin KTTV cho các ngành, lĩnh vực sản xuất trên địa bàn Thanh - Nghệ  - Tĩnh.

4

3

THIÊN TAI NGÀY MỘT GIA TĂNG TẠI NINH THUẬN

KS. Đặng Thanh Bình, KS. Phan Thị Hoàn - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một bán đảo ở đông nam đại lục Âu – Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt. Trong hơn 10 năm trở lại đây, trung bình hàng năm có tới 750 người chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính tương đương khoảng 1,0 - 1,5% GDP. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm thiên tai ở nước ta có chiều hướng ngày càng phức tạp, gia tăng nhiều hơn so với những thập kỷ trước về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.

Đối với Ninh Thuận là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, hàng năm phải thường xuyên gánh chịu những tổn thất nặng nề do thiên tai gây ra. Chỉ tính riêng trong vòng 5 năm trở lại đây (2007-2011), tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nghiêm trọng. Theo con số thống kê, đã có tổng số 17 người thiệt mạng do thiên tai và thiên tai đã cướp đi tổng giá trị kinh tế hơn 1.200 tỷ đồng; đặc biệt nhất là, năm 2010 do xuất hiện trận mưa lũ lịch sử vào cuối tháng 10 - đầu tháng 11, con số người chết là 07 người và giá trị thiệt hại lên đến hơn 1.100 tỷ đồng.

7

4

VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2001-2012

ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Nhằm cập nhật tình hình hoạt động xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trong những năm gần đây trên khu vực Biển Đông, tác giả đã thống kê số các cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) từ năm 2001-2012. Kết quả cho thấy trong thời gian 12 năm qua, trung bình mỗi năm có 12,4 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông nhiều hơn so với số lượng trung bình trong quãng thời gian từ 1961-2000 là 11 cơn/năm. Các tính toán thống kê cũng phân loại XTNĐ thành 3 cấp độ: ATNĐ, bão từ cấp 8-11, bão mạnh có cường độ từ cấp 12 trở lên. ATNĐ xuất hiện nhiều nhất trong tháng 10. Bão mạnh xuất hiện nhiều nhất trong tháng 9. Bão vừa (cấp 8-11) xuất hiện nhiều nhất trong tháng 8. Số XTNĐ xuất hiện trong năm 2004 là 8 cơn và cũng là năm có số XTNĐ ít nhất trong giai đoạn 2001-2012. Năm 2006 là năm có số lượng XTNĐ hoạt động nhiều nhất trên Biển Đông với tất cả là 16 cơn trong số đó có 70% số cơn là bão mạnh. Thời gian hoạt động của XTNĐ từ tháng 3 tới tháng 1 năm sau. Trong chuỗi số liệu 12 năm, không xuất hiện một XTNĐ nào vào tháng 2. Không chỉ dừng ở việc thống kê số lượng XTNĐ hoạt động trên Biển Đông, một số lưu ý về những trường hợp bão và ATNĐ đã gây ra những thiệt hại đáng nhớ trong thời kỳ vừa qua nhằm nâng cao cảnh giác trong công tác phòng chống bão và ATNĐ trong thời kỳ sắp tới.

11

5

NHỮNG HÌNH THẾ THỜI TIẾT THUẬN LỢI CHO SỰ HÌNH THÀNH BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN KHU VỰC TÂY BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG

PGS.TS. Nguyễn Viết Lành - Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và Môi trường

Bằng việc sử dụng số liệu tái phân tích của NCAR/NCEP cùng với số liệu Best Track của Tâm tâm Bão Nhật Bản và số liệu áp thấp nhiệt đới của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bài báo đã phân tích được những hình thế synop thuận lợi cho sự hình thành của bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên khu vực nghiên cứu, bão và áp thấp nhiệt đới được hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, rãnh gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới liên thông với rãnh gió mùa và sóng đông.

17

6

VỀ NHỮNG HIỆN TƯỢNG KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN BẤT THƯỜNG TRONG MỘT THẬP KỶ QUA

KS. Lê Thanh Hải, ThS. Lê Thị Thu Hà - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương       

Trên thế giới, thời tiết ngày càng được ghi nhận với nhiều sự kiện bất thường  như hạn hán ở Mỹ, mưa lũ ở Anh, năm lạnh kỷ lục ở Trung Quốc và  đợt nắng nóng kỷ lục tại Brazin kể từ năm 2015 v.v... Vậy, đối với Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, liệu thời tiết có những diễn biến bất thường? Đặc biệt là đối với một số hiện tượng thời tiết cực đoan: rét đậm, rét hại, nắng nóng hay thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, mưa đá... Bài viết này sẽ phân tích một số trường hợp điển hình nhằm bước đầu trả lời cho câu hỏi trên.

23

7

XÁC ĐỊNH LƯỢNG MƯA KẾT HỢP TỪ THÔNG TIN VỆ TINH RADAR VÀ ĐO MƯA TẠI TRẠM

PGS. TS. Nguyễn Văn ThắnG, TS. Hoàng Đức Cường, ThS. Nguyễn Đăng Mậu - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

ThS. Nguyễn Vinh Thư - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

KS. Phùng Kiến Quốc - Đài Khí tượng Cao không

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thử nghiệm xây dựng công nghệ xác định lượng mưa từ thông tin rađa, vệ tinh và đo mưa tại trạm. Quá trình xác định lượng mưa theo phương pháp hiệu chỉnh thống kê được thực hiện theo thứ tự ở các khu vực có dữ liệu rađa thời tiết và có trạm đo mưa trước; sau đó đến khu vực không có dữ liệu rađa nhưng có dữ liệu có vệ tinh và có trạm đo mưa; cuối cùng là các khu vực chỉ có dữ liệu vệ tinh mà không có số liệu rađa và không có trạm mưa. Kết quả thử nghiệm đối với các trường hợp mưa năm 2011, 2012 cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc kết hợp đồng thời các loại dữ liệu viễn thám trong xác định lượng mưa so với khi chỉ sử dụng các thông tin riêng lẻ (hệ số tương quan giữa lượng mưa ước lượng và thực tế đạt 0.89, trong khi nếu chỉ sử dụng thông tin rađa hoặc vệ tinh thì hệ số này chỉ vào khoảng 0.55-0.68).

28

8

NHÌN LẠI 10 NĂM PHÁT TRIỂN DỰ BÁO THỜI TIẾT SỐ TRỊ TẠI TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRUNG ƯƠNG – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

ThS. Võ Văn Hòa, ThS. Đỗ Lệ Thủy, TS. Lê Đức - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Bài báo này sẽ điểm lại các kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ dự báo thời tiết số trị (NWP) tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (TTDBTƯ) trong 10 năm trở lại đây (2002-2012) trong đó đưa ra một số thành tựu đã đạt được cũng như vai trò quan trọng của các hệ thống NWP trong nghiệp vụ dự báo khí tượng thủy văn (KTTV). Bên cạnh đó, các thách thức và cơ hội phát triển lĩnh vực NWP tại Việt Nam nói chung và TTDBTƯ nói riêng cũng được đưa ra thảo luận cùng với đề xuất chiến lược phát triển NWP tại TTDBTƯ trong các giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020.

35

9

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU TIẾT HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY HẠ LƯU SÔNG HỒNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

ThS. Trịnh Thu Phương - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Trên lưu vực sông Hồng thuộc lãnh thổ Việt Nam, các hồ chứa lớn ở thượng nguồn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới dòng chảy hạ du sông Hồng là hồ chứa Thác Bà (hoàn thành năm 1972), hồ chứa Hoà Bình (bắt đầu hoạt động năm 1989), hồ  chứa Tuyên Quang (bắt đầu hoạt động năm 2007) và hồ chứa Sơn La (bắt đầu hoạt động giữa năm 2010). Dưới tác động điều tiết của hồ chứa Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang và Thác Bà, dòng chảy các trạm thủy văn Ghềnh Gà, Tuyên Quang, Vụ Quang, Hoà Bình, Sơn Tây và Hà Nội đã có sự thay đổi rất rõ trong cả mùa lũ và mùa cạn. Bài báo trình bày một phần kết quả nghiên cứu sự thay đổi chế độ dòng chảy tại các trạm thủy văn chính trên lưu vực sông Hồng qua các thời đoạn.

43

10

SO SÁNH KỸ NĂNG DỰ BÁO MƯA, NHIỆT THÁNG TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM BẰNG SỬ DỤNG DỰ BÁO THÔ CỦA MÔ HÌNH KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠ QUY MÔ THỐNG KÊ

ThS. Tạ Hữu Chỉnh, ThS. Nguyễn Quốc Trinh - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Bài báo tiến hành so sánh kỹ năng của ba phương pháp, ứng dụng dự báo chuẩn sai nhiệt độ trung bình tháng của ba tháng mùa đông ở khu vực phía đông Bắc Bộ và chuẩn sai tổng lượng mưa tháng của ba tháng mùa hè ở khu vực Tây Nguyên. Cách thứ nhất, sử dụng chiết xuất trực tiếp từ mô hình thô. Cách thứ 2, sử dụng dự báo chiết xuất từ mô hình sau khi đã hiệu chỉnh bằng phương pháp phân tích tương quan Canon (CCA). Cách thứ 3, tương tự như cách thứ 2 nhưng thủ tục lựa chọn khu vực của nhân tố dự báo đã được thay đổi, cải tiến (chi tiết trình bày ở mục (2.b.4). Kết quả tính toán cho thấy, dự báo bằng mô hình thô cho kỹ năng kém nhất. Trong hai cách dự báo có hiệu chỉnh sai số thì cách thực hiện thứ 3 trong hầu hết các trường hợp đều cho kết quả khả quan hơn cách thứ 2. Như vậy, thông qua kết quả nhận được, cách thực hiện thứ ba có thể được hy vọng nhất, khả năng sẽ nghiên cứu ứng dụng trong tương lai.  

52

11

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 6 năm 2013

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

58

12

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 6 - 2013 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

68

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất