Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2013

Đăng ngày: 01-05-2013
Số 629 * Tháng 5 năm 2013

TT

Tên bài

Trang

1

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN TỪ ĐẦU MÙA ĐÔNG XUÂN 2012-2013 VÀ NHẬN ĐỊNH SƠ BỘ XU THẾ THỜI TIẾT, THỦY VĂN MÙA MƯA, BÃO, LŨ NĂM 2013

Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

1

2

NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT VÀ THỦY VĂN MÙA MƯA LŨ NĂM 2013 KHU VỰC TÂY BẮC                                                                                                                                                                       Ðài khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc     

5

3

TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN MÙA ĐÔNG XUÂN 2012 – 2013 VÀ NHẬN ĐỊNH MÙA MƯA BÃO LŨ NĂM 2013

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng bắc Bộ

9

4

TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, THUỶ VĂN MÙA MƯA BÃO NĂM 2012 VÀ VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 – 2013 NHẬN ĐỊNH MÙA MƯA BÃO NĂM 2013

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc

14

5

TỔNG KẾT MÙA MƯA, BÃO, LŨ NĂM 2012 VÀ NHẬN ĐỊNH SƠ BỘ MÙA MƯA, BÃO, LŨ NĂM 2013

Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Việt Bắc

18

6

NGHIÊN CỨU XU THẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHU VỰC TỈNH KHÁNH HOÀ

ThS. Trần Văn Hưng, KS. Lê Văn Vinh - Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Trung Bộ

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ), là hiện tượng thiên tai cực kỳ nguy hiểm, kèm theo gió mạnh là mưa lớn, sóng cao, nước biển dâng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và các nhận định khác nhau về đặc điểm biến động và xu thế biến đổi của bão và áp thấp nhiệt đới đến Biển Đông và vùng biển Việt Nam. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu biến động của những cơn bão có khả năng gây ảnh hưởng đến Khánh Hoà. Theo kết quả nghiên cứu thì hàng năm có khoảng 01 XTNĐ ảnh hưởng đến Khánh Hoà và 0,43 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Khánh Hoà.

22

7

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG BA

TS. Huỳnh Thị Lan Hương - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

ThS. Lê Đức Thường - Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung của bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình nình MIKE 11, MIKE 11 GIS tính toán, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu với các kịch bản khác nhau đến mực nước lũ và ngập lụt lưu vực sông Ba. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học dự báo và cảnh báo ngập lụt, di dời dân cư ra khỏi vùng bị ảnh hưởng, phục vụ công tác qui hoạch tài nguyên nước nói riêng và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung trên lưu vực.

Từ khoá: Lưu vực sông Ba; Biến đổi khí hậu; Ngập lụt.

27

8

TÍCH HỢP CÁC MÔ HÌNH THỦY VĂN, THỦY LỰC, ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA TRONG DỰ BÁO LŨ VÀ NGẬP LỤT CHO HỆ THỐNG SÔNG BA

TS. Đặng Thanh Mai, Vũ Đức Long, Nguyễn Văn Hiếu - Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương

Bài báo trình bày các kết quả ứng dụng  hệ thống các mô hình dựa trên việc kết hợp giữa mô hình thủy văn Mike - NAM, thủy lực Mike 11 - GIS và mô hình điều tiết hồ trong công nghệ giám sát, cảnh báo, dự báo lũ, ngập lụt và điều tiết hồ chứa cho hệ thống sông Ba. Hệ thống mô hình đã được thiết lập, kiểm định trong thực tế với kết quả đạt được khá tốt cho phép sử dụng bộ mô hình để tính toán dự báo và điều tiết hồ chứa cho lưu vực sông Ba trong điều kiện tác nghiệp.

37

9

ĐÁNH GIÁ MỰC NƯỚC DÂNG DO BÃO TẠI BIỂN VEN BỜ VÀ CỬA SÔNG NAM BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TS. Nguyễn Hữu Nhân - Viện Kỹ thuật Biển

Nước dâng do bão trong điều kiện biến đổi khí hậu có thể sẽ gây ra các tác động rất tiêu cực lên vùng duyên hải, vùng biển ven bờ và cửa sông Nam Bộ. Bài viết này sẽ cung cấp các đánh giá mới nhất về độ lớn của nước dâng do bão và các dự báo tác động của của biến đổi khí hậu lên tính cực đoan của nó tại các khu vực này. Các kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để thiết lập các cơ sở dữ liệu mực nước, ngập lụt phục vụ cho nhiều ngành nghề liên quan đến ngập lụt, thiết kế cốt nền của các công trình hạ tầng, kế hoạch phòng tránh thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng duyên hải Nam Bộ.

44

10

NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN SỐ LIỆU MƯA TRÊN LƯỚI TỐI ƯU NHẤT PHỤC VỤ CHO BÀI TOÁN THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ MƯA TRONG MÔ HÌNH SỐ

ThS. Thái Thị Thanh Minh, CN. Lê Trần Huyền Trang - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Để đánh giá chất lượng dự báo/mô phỏng của mô hình số thì yếu tố được lựa chọn nhiều nhất là mưa, sau đó mới đến các yếu tố khác như nhiệt, ẩm, áp, tốc độ gió và hướng gió,… Sở dĩ như vậy, mưa là yếu tố khó dự báo/mô phỏng nhất, nó bao hàm tất cả các biến khí tượng khác. Hơn nữa, mưa là yếu tố biến đổi lớn theo không gian và thời gian. Sự hình thành mưa phụ thuộc vào quá nhiều quá trình phức tạp như tích lũy hơi ẩm ở tầng thấp, quá trình thăng lên của không khí ẩm, quá trình đối lưu sinh ra do sự đốt nóng của không khí gần mặt đất và được mô tả trong mô hình số. Chính vì vậy, việc dự báo/mô phỏng mưa phù hợp với thám sát thực tế là mục tiêu của các nhà cải tiến mô hình. Tuy nhiên, nguồn số liệu mưa ở Viêt Nam hiện nay có phần hạn chế về mật độ phân bố các trạm đo mưa. Do đó, nghiên cứu, lựa chọn một nguồn số liệu mưa thay thế cho nguồn số liệu quan trắc mưa tại trạm mà không làm sai khác phân bố về diện và lượng mưa thực tế là mục tiêu chính của bài báo, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bài toán thẩm định kết quả dự báo/mô phỏng mưa của mô hình - đó là số liệu mô hình và thám sát được đồng nhất về mặt không gian trên các điểm nút lưới. Từ các kết quả nghiên cứu ở dưới, chúng tôi nhận thấy rằng số liệu mưa trên lưới APH là số liệu mưa phù hợp với Việt Nam, có thể sử dụng để thay thế cho số liệu quan trắc mưa tại trạm ở Việt Nam.

Từ khóa: CRU,CMAP, APH, GPCP, TRMM, NCC, ..

53

11

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 4 năm 2013

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

58

12

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 4 - 2013 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

68

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất