Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2014

Đăng ngày: 01-02-2014 File đính kèm
Số 638 * Tháng 2 năm 2014

STT

 Tên bài

Trang

1

Đặng Thị Thanh Lê – Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Nguyễn Kỳ Phùng – Phân viện KTTV và MT Phía Nam

Đánh giá tác động của sự thay đổi các yếu tố khí tượng do biến đổi khí hậu đến năng suất mía tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ tác động rất lớn đến lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Do vậy, nghiên cứu đã sử dụng mô hình hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp (DSSAT) nhằm dự báo ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố khí tượng do BĐKH đến năng suất mía trên cơ sở kế thừa kết quả tính toán các kịch bản BĐKH A1FI và B2 bằng mô hình SimCLIM của Phân Viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi Trường phía Nam. Nghiên cứu được tiến hành tại Nông trường 1 và Nông trường 2 trực thuộc công ty Cổ phần Mía Đường La Ngà tại huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai. Kết quả chạy mô hình cho thấy với kịch bản phát thải A1FI và kịch bản B2 năng suất mía vụ hè thu ở vùng nghiên cứu tăng 0,86% đến 6,39% so với năm cơ sở từ năm 2020 đến 2100. Năng suất vụ đông xuân ở Nông trường 1 giảm dao động từ 0,33% đến 2,4%,  ở Nông trường 2 năng suất mía giảm ở năm 2020, 2030 sau đó tăng ở năm 2050 và 2100.

1

2

Nguyễn Hồng Quân, Trương Nguyễn Cung Quế - Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Phân tích các hiện tượng cực đoan và xu hướng biến đổi của lượng mưa trong 30 năm gần đây ở tỉnh Long An bằng phương pháp thống kê

Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là vùng đất thấp Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà phần lớn các hoạt động kinh tế và dân số tập trung, nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ. Trong đó, Long An sẽ là một trong những nơi bị thiệt hại nghiêm trọng nhất, khoảng 50% diện tích sẽ bị ngập bởi kịch bản mực nước biển dâng 1,0 m. Các tác động của biến đổi khí hậu đã và sẽ diễn ra ngày càng nhiều hơn trong thế kỷ 20 và 21 đặc biệt khi kết hợp khả năng thay đổi lượng mưa cục bộ tại địa phương. Nghiên cứu này trình bày các kế quả phân tích dữ liệu lượng mưa lâu dài ở Long An, bao gồm xu hướng thay đổi lượng mưa và các hiện tượng cực đoan bằng phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp một cách có hệ thống về loại, cường độ và xu thế thay đổi lượng mưa tại Long An trong 30 năm gần đây.

6

3

Trần Đình Phương – Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ

Xâm nhập mặn mùa khô các năm 2011 - 2013 và nhận định tình hình xâm nhập mặn mùa khô năm 2014 ở Đồng bằng sông Cửu Long

Xâm nhập mặn có ý nghĩa quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nó ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt đời sống- kinh tế- xã hội của khu vực. Mùa khô hàng năm Đài Khi tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Nam Bộ tiến hành dự báo xâm nhập mặn phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân ở khu vực ĐBSCL. Bài báo này phân tích diễn biến xâm nhập mặn trong các năm gần đây, đánh giá các phương pháp dự báo xâm nhập mặn đang được sử dụng và nhận định tình tình  xâm nhập mặn mùa khô 2013-2014 ở ĐBSCL.

12

4

Hà Thị Thuận – Viện Khoa học KTTV và MT

Hoàng Văn Đại – Công ty Cổ phần Thiết bị KTTV và MT Việt Nam

Thay đổi nhu cầu dùng nước của một số ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận dưới tác động của biến đổi khí hậu

Nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trọng và chi phối lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi tài nguyên nước có hạn, dưới áp lực phát triển kinh tế, nhu cầu dùng nước ngày một gia tăng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) nguồn nước có diễn biến ngày một phức tạp trong khi nhu cầu lại có xu thế gia tăng. Trong bối cảnh đó, bài báo này sẽ sử dụng công cụ CROPWAT và các tiêu chuẩn dùng nước của các ngành, tiến hành đánh giá nhu cầu dùng nước trong tương lai của tỉnh Bình Thuận dưới tác động của BĐKH. Kết quả cho thấy, nhu cầu dùng nước của tỉnh ngày càng gia tăng qua các giai đoạn và đạt ngưỡng lớn nhất vào giai đoạn 2080-2099, với tổng lượng nhu cầu nước là 1,184 tỷ m3/năm, tăng 582 triệu m3 so với thời kỳ nền.

18

5

ThS. Nguyễn Xuân Tiến, CN, Trần Quỳnh Trang – Đài Khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ

Sương mù, mưa nhỏ trên khu vực Bắc Trung Bộ trong mùa vụ đông xuân 2013-2014

23

6

PGS. TS. Dương Văn Khảm, ThS. Nguyễn hữu Quyền, ThS. Trần Thị Tâm – Viện Khoa học KTTV và MT

NCS. Lại Tiến Dũng – Viện Bảo vệ Thực vật

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám đánh giá mức độ khắc nghiệt hạn hán ở các tỉnh duyên hải miền trung

Hạn hán là một trong những thiên tai gây trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống ở Việt Nam, trong đó có các tỉnh ở duyên hải miền Trung. Những hậu quả do hạn hán gây ra rất trầm trọng: làm cho hàng ngàn ao hồ sông suối bị cạn kiệt, nhiều vùng dân cư thiếu nước sinh hoạt, hạn hán còn dẫn tới nguy cơ cháy rừng cao, giảm năng suất cây trồng hoặc mất khả năng canh tác của nhiều vùng đất nông nghiệp. Hạn nhẹ thường làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng đến 20-30%, hạn nặng đến 50%, hạn rất nặng làm mùa màng bị mất trắng. Thông thường hạn hán xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là đối với những nước đang phát triển với những hạn chế trong việc đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Chính vì vậy, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất đang được các nước trên thế giới sử dụng rất có ích và rất đáng được quan tâm nghiên cứu trong việc giám sát hạn hán  ở Việt Nam.

26

7

NCS. Võ Văn Hoà, TS. Bùi Minh Tăng – Trung tâm Dự báo KTTV trung ương

GS. TS. Phan Văn Tân – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Hiệu chỉnh thống kê cho các dự báo tổ hợp và khả năng ứng dụng ở Việt Nam

Bài báo giới thiệu về sự cần thiết của việc hiệu chỉnh thống kê cho dự báo tổ hợp (EMOS) và khái quát một số nghiên cứu về bài toán EMOS trên thế giới để nâng cao chất lượng dự báo trung bình tổ hợp và dự báo xác suất từ các hệ thống dự báo tổ hợp. Các phân tích đã cho thấy EMOS thực sự cần thiết trong nghiệp vụ dự báo khí tượng và hoàn toàn có thể áp dụng để nâng cao các hệ thống dự báo tổ hợp nghiệp vụ tại Việt Nam. Cụ thể, các kỹ thuật EMOS có thể áp dụng có thể chỉ đơn giản là phương pháp hồi quy tuyến tính, trung bình trượt cho đến các phương pháp phức tạp như hồi quy Gauss thông thuần nhất hoặc trung bình Bayes. Tùy theo yếu tố khí tượng quan tâm, các kỹ thuật EMOS khác nhau có thể được sử dụng và đem lại hiệu quả khác nhau.

33

8

TS. Nguyễn Kiên Dũng, CN. Đinh Xuân Trường – Trung tâm ƯDCN và BDNV Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Một số giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vự hồ chứa Sơn La

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu năng lượng điện ngày càng tăng, dẫn đến nhiều công trình thủy điện được chú trọng đầu tư xây dựng. Song song với các đập thủy điện được xây dựng, vấn đề bồi lắng, xói lở hạ lưu đập cũng ngày càng được quan tâm nghiên cứu và tìm các giải pháp khắc phục.

 Dự án thuỷ điện Sơn La là dự án thuỷ điện lớn nhất Việt Nam nằm trên sông Đà là một phụ lưu lớn của sông Hồng. Công trình được thiết kế xây dựng trên tuyến Pa Vinh nằm cách thị xã Sơn La 40 km có nhiệm vụ chính là phát điện và cắt lũ cho hồ Hoà Bình và vùng hạ du. Nguồn lợi do công trình thuỷ điện Sơn La mang lại cho đất nước là rất lớn, nên khi công trình hình thành và đi vào hoạt động nó đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa để công trình có thể đạt được hiệu suất và tuổi thọ tối đa. Bài báo nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa Sơn La.

38

9

Nguyễn Thị Thanh Trâm – Tổng cục Môi trường

Bùi Tá Long – Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh

Phạm Ngọc Đăng, Bùi Sỹ Lý – Đại học Xây dựng Hà Nội

Đánh giá chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội theo chỉ số chất lượng không khí

Ở nhiều nước trên thế giới, người ta thường khoanh vùng ô nhiễm/chất lượng môi trường xung quanh vào một khoảng thời gian xác định.  Hai phương pháp tiếp cận được sử dụng để đánh giá ô nhiễm/chất lượng môi trường không khí xung quanh. Cách tiếp cận thứ nhất là tính toán theo mô hình khuếch tán ô nhiễm môi trường với việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Phương pháp tiếp cận  này đòi hỏi nhiều  thông số:  nguồn thải,  khí hậu, địa hình khu vực nghiên cứu. Cách tiếp cận thứ hai là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu quan trắc môi trường thực tế. Phương pháp này đòi hỏi hệ thống các trạm quan trắc môi trường xung quanh hoàn thiện, phân bố các điểm đo bao trùm cả khu vực nghiên cứu, phân bố các điểm đo càng dày, càng đạt được độ chính xác để đánh giá mức độ ô nhiễm. Việc đánh giá mức độ ô nhiễm trên cơ sở phân tích, thống kê các số liệu quan trắc môi trường thường chỉ có giá trị gần đúng, nhưng là phương pháp cơ bản, có tính khả thi. Cách tiếp cận này dựa trên khái niệm chỉ số chất lượng không khí.

Trong nghiên cứu này trình bày kết quả khoanh vùng ô nhiễm không khí dựa trên cách tiếp cận ứng dụng chỉ số AQI. Để giải quyết nhiệm vụ này, đã ứng dụng công nghệ GIS và phần mềm tính toán chỉ số chất lượng không khí AQUIS.

Từ khóa: ô nhiễm không khí, GIS, AQI, AQUIS, phân vùng ô nhiễm.

43

10

Hà Văn Tiên - Trung tâm Dự báo tỉnh Lạng Sơn: Mùa đông khắc nghiệt tại Lạng Sơn năm 2013 và đầu năm 2014

51

11

Lưu Minh Hải – Trung tâm Dự báo KTTV Lào Cai: Thời tiết miền bắc diễn biến dị thường

53

12

Lường Văn Muôn – Đài KTTV khu vực Tây Bắc: Tình hình thời tiết 3 tháng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013 tại khu vực Tây Bắc

55

13

Nguyễn Minh Giám – Đài KTTV khu vực Nam Bộ: Sương mù tại khu vực Nam Bộ

56

14

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 1/2014 (Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

58

15

Tóm tắt tình hình không khí và nước tháng 12/2013

66

16

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 1/2014 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

68

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất