Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2014

Đăng ngày: 01-03-2014 File đính kèm
Số 639 * Tháng 3 năm 2014

STT

Tên bài

Trang

     

1

Thông điệp ngày Khí tượng Thế giới 23/3/2014

1

2

Lê Ngọc Quyền –Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Giới trẻ Khí tượng Thủy văn hãy cùng hành động

3

3

Nguyễn Xuân Hiển, Trần Thục, Khương Văn Hải, Nguyễn Thị Thanh - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Vũ Khắc Quyết - Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng

Xu thế thay đổi của nhiệt độ mặt nước biển khu vực biển Việt Nam

Xu thế biến động của nhiệt độ mặt nước biển khu vực biển Việt Nam được nghiên cứu và đánh giá dựa trên các số liệu thực đo tại các trạm quan trắc và số liệu vệ tinh. Theo số liệu quan trắc tại các trạm, nhiệt độ mặt nước biển có xu thế tăng khoảng 0,015oC/năm. Theo số liệu vệ tinh (1982 - 2013), nhiệt độ mặt nước biển trên quy mô toàn Biển Đông có xu thế tăng từ khoảng 0,017oC/năm; nhiệt độ mặt nước biển khu vực ven biển miền Trung có xu thế tăng mạnh nhất từ 0,008 đến 0,018oC/năm; khu vực ven bờ Vịnh Bắc Bộ có xu thế tăng từ 0,01đến 0,012oC/năm; khu vực có mức tăng ít nhất là khu vực Vịnh Thái Lan, từ 0,006 đến 0,012oC/năm.

Từ khóa: Nhiệt độ mặt nước biển, biến đổi khí hậu, biển Việt Nam

5

4

Trần Duy Hiền – Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trần Hồng Thái – Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Nguyễn Đăng Mậu – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Đánh giá biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Đà Nẵng

Bài báo trình bày kết quả đánh giá biến đổi khí hậu trên khu vực Đà Nẵng thông qua số liệu quan trắc được cập nhật đến năm 2010. Kết quả phân tích cho thấy, nhiệt độ trung bình tháng 1 có xu thế tăng, nhiệt độ trung bình tháng 7 có xu thế giảm và nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng nhẹ. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối, số ngày nắng nóng, số ngày nắng nóng gay gắt có xu thế giảm. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có xu thế tăng; kéo theo đó là số ngày có lạnh (Tm<=200C) và số ngày rét đậm (Tm<150C) có xu thế giảm. Lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm đều có xu hướng tăng, với mức tăng vào mùa mưa nhanh hơn so với mùa khô. Số ngày mưa lớn và số ngày mưa rất lớn trên kh u vực Đà Nẵng cũng có xu thế tăng nhẹ.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, cực đoan khí hậu

10

5

Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Wataru Takeuchi, Văn Ngọc An - Viện Khoa học Công nghiệp, Trường Đại học Tokyo

Nghiên cứu đề xuất hệ thống giám sát hạn hán thời gian thực ở Việt Nam

Hệ thống giám sát hạn hán thời gian thực được xây dựng cho Việt Nam trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám là kết quả hợp tác giữa Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường với Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản. Phân bố không gian và thời gian của hạn hán được biểu thị qua chỉ số hạn Keetch-Byram (KBDI). Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy chỉ số KBDI đã thể hiện được khá tốt các đặc trưng quan trọng của điều kiện khô/hạn và ẩm ướt, bao gồm cả phân bố theo không gian và thay đổi theo thời gian.

Từ khóa: KBDI, hạn khí tượng, lượng mưa, nhiệt độ bề mặt

16

6

Mai Văn Khiêm - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Tạ Hữu Chỉnh, Nguyễn Thị Diễm Hương - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương

Thử nghiệm dự báo hạn hán tại Việt Nam bằng sản phẩm dự báo của một số mô hình toàn cầu

Bài báo trình bày một số kết quả thử nghiệm dự báo hạn hán bằng chỉ số mưa chuẩn hóa (SPI). Phương pháp dự báo sử dụng phân tích tương quan canon (CCA) nhằm chuyển thông tin dự báo của các mô hình toàn cầu về các khu vực quan tâm. Kết quả nhận được cho thấy hứa hẹn khả năng có thể ứng dụng công nghệ này cho bài toán dự báo hạn hán tại Việt nam.

Từ khóa: Dự báo, hạn hán, mô hình

21

7

Huỳnh Thị Lan Hương, Đỗ Tiến Anh, Đào Minh Trang - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Trần Phương - Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu

Đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua bộ chỉ số

Hiện nay, các cơ quan, bộ/ngành và địa phương đã đề xuất và thực hiện nhiều hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, vì thiếu công cụ giám sát và đánh giá (M&E) nên hiệu quả các hoạt động này vẫn chưa được xem xét một cách đầy đủ, gây khó khăn cho việc phê duyệt tài chính, quản lý, ra quyết định đối với các hoạt động thích ứng với BĐKH. Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với BĐKH được xây dựng nhằm bù đắp thiếu hụt này. Các chỉ số này được sử dụng để định lượng mức độ đóng góp của từng hoạt động đối với mục tiêu thích ứng với BĐKH và được lựa chọn nhằm giám sát việc lồng ghép các hoạt động thích ứng với BĐKH trong các quy hoạch phát triển cũng như theo dõi và giám sát hiệu quả của các hành động đó. Bài báo này trình bày cơ sở lý luận để xây dựng bộ chỉ số hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về các hoạt động thích ứng với BĐKH ở Việt Nam.

Từ khóa: biến đổi khí hậu, bộ chỉ số thích ứng, chỉ số đánh giá quá trình, chỉ số đánh giá kết quả, giám sát, quản lý hoạt động thích ứng.

26

8

Mai Văn Khiêm, Nguyễn Đăng Mậu, Đào Thị Thuý, Lê Duy Điệp, Phạm Thị Hải Yến - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Khí hậu Việt Nam thập kỷ 2001 – 2010

Kết quả phân tích cho thấy, thập kỷ 2001-2010 là thập kỷ nóng nhất, với chuẩn sai (độ lệch so với trung bình thời kỳ 1971-2000) của nhiệt độ trung bình cả nước vào khoảng 0,40C, chuẩn sai lớn nhất xảy ra tại khu vực Tây Bắc; nhỏ nhất xảy ra ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tổng lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2001-2010 của các vùng khí hậu thuộc Bắc Bộ và Nam Bộ thấp hơn trung bình thời kỳ chuẩn, ngược lại tại các khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên lại có lượng mưa cao hơn so với trung bình.

Từ khóa: Chuẩn sai, cực đoan khí hậu, Khí hậu, Việt Nam

30

9

Nguyễn Văn Thắng, Ngô Tiền Giang, Nguyễn Đăng Mậu - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Trần Minh Tuyến - Tổng cục Thuỷ lợi

Nghiên cứu sử dụng chỉ số hạn PALMER để nhận định diễn biến hạn vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Bài báo đánh giá khả năng sử dụng chỉ số Palmer về mức khắc nghiệt hạn trong việc nhận định diễn biến hạn hán một số điểm ở Đồng bằng Bắc Bộ. Để tính chỉ số Palmer, đã bước đầu nghiên cứu xác định trữ lượng ẩm hữu hiệu dựa trên kết quả nghiên cứu của FAO. Với chuỗi số liệu 1961-2010, đã phát hiện được những đợt hạn kéo dài, và cả những đợt hạn xảy ra trong mùa mưa (mùa sinh trưởng). Đây là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp cũng như gia tăng chi phí thủy lợi ở vùng này.

Từ khóa: Hạn hán, Chỉ số hạn, PDSI

37

10

Võ Ngọc Dũng - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi

Huỳnh Thị Lan Hương - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Chu Thị Thanh Hương - Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước cho canh tác lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung của bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình Cropwat để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) với các kịch bản khác nhau đến nhu cầu nước cho canh tác lúa tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học hỗ trợ cho công tác lập quy hoạch, định hướng khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Nhu cầu nước tưới.

43

11

Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Đăng Mậu - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Trương Đức Trí - Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu

Nghiên cứu xác định chỉ tiêu hạn hán cho vùng Nam Trung Bộ

Bài báo trình bày kết quả đánh giá một số chỉ số hạn cho khu vực Nam Trung Bộ với trường hợp thử nghiệm nghiên cứu trong năm 2010, trọng tâm vào các tháng khô hạn (từ tháng 1 đến tháng 6/2010). Đối với các tháng có điều kiện khô hạn nghiêm trọng và ở diện rộng, cả 3 chỉ số đều cho thấy sự tương đồng về phân bố theo không gian và thời gian, trong đó chỉ số SPI biểu thị mức độ khô/hạn thấp hơn và gần với điều kiện khô/hạn thực tế hơn.

Từ khóa: Chỉ số hạn, điều kiện khô/hạn, hạn hán, Nam Trung Bộ

49

12

Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, Lã Thị Tuyết - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Trương Đức Trí - Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu

Diễn biến các đặc trưng hạn hán khu vực Bắc Trung Bộ thời kỳ 1961 – 2010

Hạn hán là một trong những thiên tai phổ biến, diễn ra từ từ nhưng có tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Theo sau lũ lụt và bão, hạn hán được xếp vào loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra khả năng xuất hiện nhiều hơn những đợt hạn hán nặng trên nhiều vùng của Việt Nam. Có thể nói rằng, hiểu rõ tính chất hạn hán trong vùng là rất quan trọng cho mục đích quản lý rủi ro hạn và tích hợp trong các kế hoạch phát triển. Mục đích của bài báo này là đánh giá các đặc trưng hạn hán vùng Bắc Trung Bộ thời kỳ 1961-2010. Kết quả cho thấy, trong 50 năm qua, mức độ hạn giảm dần theo chiều từ Bắc vào Nam ở đầu mùa và có chiều ngược lại vào cuối mùa. Tần suất hạn từ thấp đến cao, chưa đạt đến ngưỡng tần suất đặc biệt cao. Thời gian hạn trung bình dao động từ gần 1 tháng đến 4 tháng.

Từ khóa: Hạn hán, Bắc Trung Bộ

 

56

 

13

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 2/2014 (Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

61

14

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 2/2014 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất