Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2014

Đăng ngày: 01-11-2014
Số 647 * Tháng 11 năm 2014

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

HIỆU ỨNG CỦA ENSO VỚI HẠN HÁN Ở VIỆT NAM

GS. Nguyễn Trọng Hiệu-Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

ThS. Vũ Văn Thăng, ThS. Phạm Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Lan- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Nghiên cứu hiệu ứng của ENSO với hạn hán dựa trên số liệu lượng mưa của 70 trạm quan trắc khí tượng trên các vùng khí hậu của Việt Nam thời kì 1960 – 2009 và số liệu ENSO được lấy từ Viện Nghiên cứu xã hội và khí hậu quốc tế (IRI). Kết quả thử nghiệm cho thấy, ở Việt Nam tiềm năng hạn tính bằng tần suất trong điều kiện chung phổ biến khoảng 20-60% trở nên cao hơn trong các đợt El Nino và thấp hơn trong các đợt La Nina. Tuy nhiên, hiệu ứng của ENSO đối với hạn hán rất khác nhau giữa các vùng khí hậu. Cả hiệu ứng dương về hạn trong các đợt El Nino và hiệu ứng âm về hạn trong các đợt La Nina thể hiện rõ rệt trên 3 vùng khí hậu phía Nam: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ, trong khi ở 3 vùng khí hậu phía Bắc: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ chỉ xuất hiện hiệu ứng dương về hạn của El Nino và trên vùng khí hậu Bắc Trung Bộ chỉ xuất hiện hiệu ứng âm về hạn của La Nina.

1

2

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG KHÍ HẬU TÂY NGUYÊN

TS. Hoàng Đức Cường- Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng và ThS. Vũ Văn Thăng- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

KS. Hoàng Đức Hùng- Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt: Sơ đồ phân vùng khí hậu Tây Nguyên được xây dựng với các chỉ tiêu vùng được lưa chọn là nhiệt độ trung bình 22,00C (tương ứng tổng nhiệt độ năm 80000C), lượng mưa năm chi phối tiểu vùng với các đường đẳng trị mưa 1200, 1600, 2000, 2400 và 2800mm. Dựa trên sự phân hóa của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao địa hình Tây Nguyên được chia thành 5 vùng khí hậu và 11 tiểu vùng khí hậu bao gồm: Vùng I, khí hậu núi và cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên với 3 tiểu vùng I1, I2, I3; vùng II, vùng khí hậu bình nguyên và trũng ở trung Tây Nguyên có 5 tiểu vùng II1, II2, II3, II4, và II5; vùng III, vùng khí hậu cao nguyên Buôn Ma Thuột; vùng IV, cao nguyên núi cao Đắk Nông- Bảo Lộc – Đà Lạt – Liên Khương với 5 tiểu vùng khí hậu IV1, IV2, IV3, IV4, và IV5; vùng V, vùng khí hậu trũng phía Tây Nam cao nguyên Đắk Nông-Bảo Lộc

6

3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KHÍ HẬU TOÀN CẦU CAM MÔ PHỎNG CÁC TRƯỜNG KHÍ HẬU CHO LA NINA 1984-1986

TS. Trần Quang Đức-Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Sử dụng số liệu khí hậu điều kiện ban đầu và điều kiện biên nhiệt độ mặt nước biển của NCAR/NCEP giai đoạn từ năm 1982-1986, bài báo nghiên cứu mô phỏng một số trường khí tượng cơ bản cho đợt La Nina năm 1984-1986. Kết quả cho thấy mô hình khí hậu toàn cầu CAM đã mô phỏng rất tốt các trường khí tượng cơ bản đặc trưng như: trường áp, trường bức xạ sóng dài đi ra, trường gió,... 

11

4

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN NƯỚC BIỂN DÂNG DO BÃO SỐ 3 NĂM 2014 VÀ VẤN ĐỀ DỰ BÁO

Nguyễn Bá Thủy(1), Hoàng Đức Cường(1), Đỗ Đình Chiến(2), Dư Đức Tiến(1), Sooyoul Kim(3)

(1)Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

(2) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

( 3) Khoa công trình sau đại học, Đại học Tottori - Nhật Bản

Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả công tác cảnh báo, dự báo nước dâng trong cơn bão số 3 tháng 9/2014 và hiện tượng nước dâng cao hơn 1,1m xuất hiện trong khoảng 12 giờ sau khi bão đổ bộ vào bờ, nước dâng sau bão số 3 đã được tính toán phục hồi bằng mô hình tích hợp SuWAT (Surge, Wave and Tide). Theo đó, 2 phương án tính toán nước dâng đã được lựa chọn, đó là: (1) sử dụng số liệu gió, áp từ mô hình bão giải tích (tính theo số liệu bão thực tế - best track) và (2) từ mô hình dự báo số trị WRF (Weather Research and Forecasting). Kết quả tính toán cho thấy mô hình SuWAT cho kết quả sát với thực tế khi sử dụng số liệu gió, khí áp từ mô hình WRF. Trong trường hợp sử dụng số liệu bão best track có sự khác biệt đáng kể về mức độ, phân bố và thời gian tồn tại của nước dâng. Nguyên nhân chính của sự khác biệt trong kết quả tính toán nước dâng này là do mô hình WRF đã mô phỏng tốt hoàn lưu sau bão kết hợp với gió mùa Tây Nam vào thời điểm sau khi bão đã đổ bộ vào bờ. Kết quả  nghiên cứu sẽ là những kinh nghiệm quý báu trong công tác cảnh báo và lựa chọn phương án dự báo nước dâng bão tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.

16

5

NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC SÓNG VÀ NƯỚC DÂNG DO BÃO BẰNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ

NCS. Đỗ Đình Chiến(1), TS. Nguyễn Bá Thủy (2), PGS. TS. Nguyễn Thọ Sáo(3), PGS.TS. Trần Hồng Thái(4), TS. Sooyoul Kim (5)

  (1)Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi hhí hậu

(2)Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

(3) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

(4 )Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia

(  5) Khoa công trình sau đại học - Đại học Tottori - Nhật Bản

Tóm tắtTrong nghiên cứu này, tương tác giữa sóng biển và nước dâng do bão được phân tích dựa trên kết quả tính toán bằng mô hình couple SuWAT (Surge, Wave and Tide). Trong đó, thủy triều và nước dâng được tính toán dựa trên hệ phương trình nước nông phi tuyến hai chiều có xét đến nước dâng tạo bởi ứng suất sóng được tính từ mô hình SWAN, một mô hình thành phần trong SuWAT. Mô hình được áp dụng tính toán sóng và nước dâng trong bão Xangsena đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 9/2006. Kết quả cho thấy nước dâng do sóng chiếm một phần đáng kể trong mực nước dâng tổng cộng trong bão và việc xét nước dâng do sóng đã làm tăng độ chính xác của kết quả tính toán nước dâng. Bên cạnh đó, độ cao sóng trong bão tăng đáng kể tại những khu vực sóng lớn quanh tâm bão nằm gần bờ khi mô hình tính sóng xem xét đến ảnh hưởng của thủy triều và nước dâng.

21

6

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG HÓA SỐ LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN BIÊN ĐẾN KẾT QUẢ DỰ BÁO MƯA LỚN TỪ MÔ HÌNH WRF CHO KHU VỰC TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

NCS. Dư Đức Tiến, TS. Bùi Minh Tăng, NCS. Võ Văn Hòa, CN. Phùng Thị Vui, CN. Trần Anh Đức, CN. Mai Khánh Hưng, CN. Nguyễn Mạnh Linh- Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Tóm tắt: Hai nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của dự báo từ mô hình khu vực bao gồm trường điều khiển từ mô hình toàn cầu và trường phân tích ban đầu. Bài báo sẽ đánh giá tác động của đồng hóa số liệu và mô hình toàn cầu đến kết quả dự báo mưa lớn tại miền Trung và Tây Nguyên. Hệ thống mô hình khu vực và đồng hóa số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là mô hình WRFARW và hệ thống đồng hóa WRFDA phiên bản 3.3. Số liệu được sử dụng trong đồng hóa gồm số liệu quan trắc truyền thống và số liệu thám sát thẳng đứng từ  vệ tinh cực NOAA. Số liệu điều kiên biên toàn cầu được sử dụng trong thử nghiệm gồm mô hình toàn cầu GFS của Mỹ và GSM của Nhật Bản. Các trường hợp thử nghiệm dựa trên 10 đợt mưa lớn điển hình trong 3 năm 2010-2012 tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy việc đưa vào đồng hóa số liệu truyền thống và phi truyền thống đã giảm được rõ rệt sai số hệ thống của mô hình và tăng khả năng phát hiện được mưa lớn. Sự khác biệt của điều kiện biên từ hai mô hình toàn cầu đến kết quả dự báo là không lớn.

27

7

THỬ NGHIỆM ĐỒNG HÓA SỐ LIỆU ĐỘ CAO SÓNG BIỂN QUAN TRẮC BẰNG RADA BIỂN TRONG MÔ HÌNH SWAN

Trần Quang Tiến - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung Ương.

Nguyễn Thanh Trang - Trung tâm Hải văn

Tóm tắtĐồng hóa dữ liệu là một phương pháp sử dụng kết hợp thông tin để cải thiện dự báo và mô hình tham số. Ba thuật toán thông dụng được sử dụng để đồng hóa dữ liệu radar HF vào mô hình sóng SWAN. Các sơ đồ đang được xem xét là Bộ lọc Kalman tổ hợp, nội suy tối ưu tổ hợp và một chương trình biến phân ba chiều. Hai cách tiếp cận để cập nhật phổ sóng đại dương bao gồm mô tả phổ sử dụng tích phân thông số sóng của toàn bộ phổ và thông số sóng trong dải tần số khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu thử nghiệm đồng hóa số liệu độ cao sóng biển quan trắc bằng rada biển trong mô hình SWAN.

34

8

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LOWESS TRONG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC NHIỆT MUỐI VỊNH BẮC BỘ

Hà Thanh Hương1, Đinh Văn Ưu1, Đinh Văn Mạnh2

Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội  334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

2 Viện Cơ học, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: Cấu trúc nhiệt muối trong biển luôn được quan tâm hàng đầu trong nghiên cứu biển. Vịnh Bắc Bộ là khu vực nghiên cứu khá lý tưởng do vùng này chịu các tác động phức tạp của các sông, sự phân hóa trường gió và chế độ nhiệt trên mặt biển. Trong thời gian qua chúng tôi đã ứng dụng phương pháp bình phương tối thiểu có trọng số (LOWESS) để xây dựng mặt cong trơn thể hiện sự phân hóa cấu trúc nhiệt độ, độ muối theo trường bề mặt và theo độ sâu nhằm tiệm cận gần đúng nhất sự phân hóa đa dạng của các trường này trong nghiên cứu các trường thủy văn biển trên khu vực nghiên cứu. Trong bài báo này đưa ra phương pháp xây dựng mặt cong trơn biến thiên của nhiệt độ, độ muối theo độ sâu khu vực Vịnh Bắc Bộ thông qua sử dụng các số liệu khảo sát đo đạc thu thập. Với phương pháp mới này chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một cấu trúc 3 chiều nhiệt độ, độ muối tin cậy trên toàn Vịnh khi có được trường bề mặt ban đầu phục vụ cho các mô hình dự báo biển và đã khẳng định tính hiệu quả của phương pháp xây dựng mặt cong cấu trúc nhiệt muối trong nghiên cứu biển.

39

9

XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC

VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI

Trần Hữu Tuyên, Trần Hải Phong, Hoàng Ngô Tự Do, Hoàng Hoa Thám - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

46

10

MỘT PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRONG TÌNH HUỐNG THIẾU NƯỚC TRÊN CƠ SỞ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC

Nguyễn Chí Công- Trung tâm QHTNN quốc gia.

Nguyễn Ngọc Hà- Trung tâm QHTNN quốc gia.

53

11

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CLIM TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA SÔNG CÁI NHA TRANG

Bùi Tá Long, Đặng Thị Ly Ly, Trần Thị Thùy Dương - Đại học Bách khoa Tp.HCM

Tóm tắt: Tỉnh Khánh Hòa có hai con sông lớn là sông Cái Nha Trang và sông Dinh Ninh Hòa, trong đó sông Cái Nha Trang là nguồn cấp nước chính cho thành phố Nha Trang và một phần huyện Diên Khánh. Trong những năm gần đây, chất lượng nước sông Cái Nha Trang đã có dấu hiệu suy giảm do sự gia tăng dân số và các hoạt động kinh tế - xã hội trong tỉnh. Nhằm bảo vệ nguồn cấp nước quan trọng cho thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng có triển khai một số nghiên cứu hướng đến kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức thu thập, tổng hợp số liệu và đánh giá hiện trạng. Vì vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp các cơ quan quản lý môi trường trong tỉnh có thêm cơ sở khoa học và công cụ hỗ trợ trong việc kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm. Do hạn chế về thời gian và số liệu nên các tác giả chỉ xây dựng kịch bản mô phỏng cho mùa mưa 2012 và mùa khô 2013 với các chỉ tiêu BOD5, TSS và PO4. Đoạn sông được nghiên cứu có tổng chiều dài gần 15 km, chảy qua thành phố Nha Trang và một phần địa bàn huyện Diên Khánh với 20 điểm xả thải. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp nhận BOD5 của sông Cái Nha Trang vào mùa khô đã đạt ngưỡng cực hạn. Riêng đoạn gần cửa ra đã không còn khả năng chịu tải BODdo thường xuyên bị ô nhiễm bởi nước thải từ các hoạt động dịch vụ - du lịch trong vùng.

Từ khóa: khả năng chịu tải, Mike11, Clim, chất lượng nước, ô nhiễm nước

55

12

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 10 năm 2014 - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương  Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

60

13

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 10 năm 2014 - Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường

68

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất