Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2014

Đăng ngày: 01-07-2014 File đính kèm
Số 643 * Tháng 7 năm 2014

STT

TÊN BÀI

Trang

     

1

Vai trò của nghiên cứu khoa học và công nghệ trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực biến đổi khí hậu

PGS. TS. Trần Hồng TháiThS Lưu Đức Dũng -  Chương trình KH&CN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH

TS. Nguyễn Đắc Đồng - Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường

ThS. Mai Kim Liên - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhận diện được diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và đe doạ của nó tới sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành nhiều văn bản quan trọng, như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 – 2020. Một trong những nội dung xuyên suốt các chiến lược, kế hoạch, chương trình nêu trên là cần đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực nhóm tác giả phân tích nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH từ Trung ương đến địa phương và xác định yêu cầu kiến thức khác nhau đối với từng nhóm đối tượng cụ thể. Kết quả của những nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH cũng được thảo luận nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền tảng tri thức cần thiết để phục vụ hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH.

1

2

Khí hậu Việt Nam thập kỷ 2001 – 2010

Mai Văn Khiêm, Nguyễn Đăng Mậu, Đào Thị Thúy, Lê Duy Điệp, Phạm Thị Hải Yến - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Kết quả phân tích cho thấy, thập kỷ 2001-2010 là thập kỷ nóng nhất, với chuẩn sai (độ lệch so với trung bình thời kỳ 1971-2000) của nhiệt độ trung bình cả nước vào khoảng 0,4oC, chuẩn sai lớn nhất xảy ra tại khu vực Tây Bắc; nhỏ nhất xảy ra ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tổng lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2001-2010 của các vùng khí hậu thuộc Bắc Bộ và Nam Bộ thấp hơn trung bình thời kỳ chuẩn, ngược lại tại các khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên lại có lượng mưa cao.

5

3

Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt sử dụng phương pháp phân tích hệ thống phân cấp (AHP) - Thử nghiệm cho vài đơn vị cấp xã tỉnh Quảng Nam thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn

Cấn Thu Văn - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

 Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, Ngô Chí Tuấn - Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên, ĐHQGHN

Sử dụng bộ chỉ số dễ bị tổn thương với s[1]ản phẩm là các bản đồ thể hiện tính dễ bị tổn thương khi lũ xuất hiện là một phương pháp quản lý và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lũ lụt một cách có hiệu quả. Có nhiều phương pháp để xác định bộ chỉ số dễ bị tổn thương và trong nghiên cứu này sẽ trình bày một trong số các phương pháp đó là xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt bằng phương pháp AHP (Analysis Hierarchy Process Method) đồng thời  đưa ra  kết quả thử nghiệm cho 3 xã Điện Phong, Điện Phương, Vĩnh Điện thuộc hạ lưu sông Thu Bồn.

10

4

Diễn biến dòng chảy ở Đồng bằng Sông Cửu Long

PGS. TS. Trần Hồng Thái - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

 PGS. TS. Hoàng Minh Tuyển, ThS. Lương Hữu Dũng, ThS.

ThS. Nguyễn Xuân Tiến - Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ

Trần Đức Anh - Trường Đại học St. Thomas

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông suối, kênh rạch chằng chít, có bờ biển và vùng biển rộng lớn nhiều tài nguyên. Bên cạnh những thuận lợi thì ĐBSCL cũng phải luôn đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện dòng chảy vào đồng bằng phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác nguồn nước thượng lưu. Nắm được đặc điểm, diễn biến dòng chảy mặt vùng ĐBSCL là điều cần thiết phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước của vùng. Trên cơ sở phân tích số liệu đo lưu lượng dòng chảy tại các trạm thủy văn ở ĐBSCL và trạm thủy văn Kratie thu thập được, báo cáo trình bày những nét chính kết quả phân tích, tổng hợp diễn biến dòng chảy ở ĐBSCL trong những năm gần đây.

19

5

Đánh giá độ nhạy một số tham số trong mô hình mô phỏng xâm nhập mặn hệ thống sông Mã

Hoàng Văn Đại, Nguyễn Thị Hiền - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Trần Duy Hiền - Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nguyễn Quốc Khánh - Tổng cục Môi trường

Bài báo trình bày một số kết quả bước đầu phân tích và đánh giá độ nhạy của thông số khuếch tán cho mô hình 1 chiều phục vụ cho mô hình hóa quá trình xâm nhập mặn vùng hạ lưu hệ thống sông Mã. Kết quả phân tích độ nhạy một số tham số cho thấy sự tác động khác nhau đến kết quả mô phỏng xâm nhập mặn cho khu vực nghiên cứu. Đồng thời khi tiếp cận mô hình hóa dưới dạng phân lớp thường cho kết quả khả quan hơn trường hợp còn lại.

24

6

Lượng giá lợi ích kép của các hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Việt Nam

Đỗ Nam Thắng – Phó Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tiếp cận lợi ích kép (cobenefits) giúp chứng minh cho sự cần thiết thực hiện và lợi ích của hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu (BĐKH). Tiếp cận lợi ích kép trong các giải pháp ứng phó với BĐKH là vấn đề khá mới, không chỉ với Việt Nam mà còn là chủ đề  đang được các nước tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Để góp phần làm rõ tiềm năng lợi ích kép của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam, nghiên cứu này tiến hành xác định và lượng hóa các giá trị lợi ích kép (trong đó tập trung vào các lợi ích về môi trường) của các giải pháp giảm nhẹ BĐKH trong quản lý chất thải (bao gồm nước thải và chất thải rắn). Kết quả cho thấy lợi ích kép tiềm năng của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông quan quản lý chất thải được ước tính vào khoảng 15.631,41 tỷ đồng, trong đó các lợi ích về môi trường chiếm 31%, các lợi ích về kinh tế (tiết kiệm năng lượng, phân bón, doanh thu thu du lịch) chiếm 66%, và lợi ích doanh thu bán chứng chỉ giảm phát thải chiếm 3%.

29

7

Nghiên cứu tác động của mực nước biển dâng đối với rừng ngập mặn xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng và các giải pháp thích ứng

Lê Xuân Tuấn - Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng Cục Biển và hải đảo Việt Nam

Nguyễn Hải Đông - Trung tâm Dịch vụ công nghệ viễn thám và địa tin học, Cục Viễn Thám Quốc Gia

Trần Hồng Thái - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc trưng ở vùng ven biển nhiệt đới, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống của người dân trong vùng và có những giá trị to lớn trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường và tài nguyên sinh vật. Ngoài ra, RNM còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng cửa sông ven biển chống lại các tác động của sóng, đặc biệt là sóng bão.

Trong những năm gần đây, những hậu quả do sự biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người dân, nhất là cộng đồng dân cư ven biển. sóng, bão, nước dâng do triều cường... thường xuyên đe doạ tài sản, tính mạng của một bộ phận không nhỏ cư dân ven biển. Việc bảo tồn RNM trước đe dọa của biến đổi khí hậu gây ra có giá trị to lớn về nhiều mặt. Những cánh RNM tạo ra sự vành đai bảo vệ các vùng ven biển chống lại nước biển dâng cao và tấn công của bão.

Để đánh giá vai trò của một số kiểu RNM trồng trong việc thích ứng với nước biển dâng ở khu vực ven biển xã Đại Hợp, Kiến Thụy, Hải Phòng, trong quá trình thực nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành xác định thành phần đa dạng sinh học thảm thực vật RNM, các kiếu cấu trúc, độ che phủ của tán rừng, khả năng phát tác của cây ngập mặn cũng như đánh giá khả năng thích ứng của thảm thực vật RNM dưới tác động của nước biển dâng.

33

8

Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất đến kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ – Áp dụng tính cho huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam thuộc hạ du lưu vực sông Thu Bồn

Cấn Thu Văn - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn - Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự  nhiên, ĐHQGHN

Nguyễn Xuân Tiến - Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ

Việc đề xuất, áp dụng các giải pháp quản lý, quy hoạch, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt đã và đang được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Một trong các phương pháp đang được quan tâm, đó là xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương do lũ và thể hiện thông qua bản đồ mức độ tổn thương do lũ lụt trên một lưu vực/khu vực nhất định. Trong các nghiên cứu trước đây yếu tố sử dụng đất ít được đưa vào tính toán. Vai trò ảnh hưởng của sử dụng đất trên bề mặt lưu vực ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương do lũ sẽ được thể hiện trong nghiên cứu này.

40

9

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong huy động, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu và giải pháp của Việt Nam

PGS.TS. Trần Hồng Thái -  Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

PGS.TS. Hoàng Văn Hoan - Học viện Chính trị Khu vực I

ThS. Phạm Thị Thu Hương - Cục Quản lý Tài nguyên nước

ThS. Mai Kim Liên - Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

Trần Đức Anh - Trường Đại học St. Thomas

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại và Việt Nam trong thế kỉ XXI. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế. Vậy đâu là giải pháp nhằm giảm gánh nặng ngân sách và tăng cường hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề này, nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính cho biến đổi khí hậu tại Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị, gợi ý nhằm tăng khả năng huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính cho BĐKH tại Việt Nam trong thời gian tới.

45

10

Đánh giá tác động của các công trình hồ chứa thủy điện Sơn La và Lai Châu đến bồi lắng cát bùn hồ Hòa Bình

TS. Nguyễn Kiên Dũng – Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và MT

Bài báo giới thiệu tóm tắt phương pháp đánh giá và kết quả xác định tác động của các công trình hồ chứa thủy điện Sơn La, Lai Châu đến bồi lắng cát bùn hồ chứa Hòa Bình để độc giả tham khảo trong quá trình đánh giá tác động môi trường nói chung, diễn biến lòng sông nói riêng cho hệ thống kho nước bậc thang.

52

11

Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

NCS. Hà Thị Thuận - Bộ Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Hoàng Văn Hoan - Học viện Chính trị Khu vực I

ThS. Phạm Thị Thu Hương - Cục Quản lý Tài nguyên nước

57

12

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 6 năm 2014 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

62

13

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 6/2014 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

72

 

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất