Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2014

Đăng ngày: 01-10-2014
Số 646 * Tháng 10 năm 2014

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

VẬN TẢI ẨM QUA CÁC ĐƯỜNG BIÊN TRÊN CÁC KHU VỰC VIỆT NAM

 Vũ Văn Thăng (1),  Nguyễn Văn Thắng (1),  Nguyễn Trọng Hiệu (2)

(1) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

(2) Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Tóm tắt: Trong bài báo này, vận tải ẩm trung bình qua 4 đường biên  khu vực Bắc Bộ Việt Nam (BBVN), Trung Bộ Việt Nam (TBVN) và Nam Bộ Việt Nam (NBVN) được nghiên cứu theo 2 loại: vĩ hướng, kinh hướng trên cơ sở 50 năm số liệu phân tích lại của trung tâm Quốc gia về Dự báo Môi trường/Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu khí quyển (NCEP/NCAR).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở BBVN vào các tháng mùa hè vận tải ẩm đi vào chủ yếu qua đường biên phía Tây (khu vực Ấn Độ Dương và Vịnh Bengal) và ngược lại trong các tháng mùa đông vận tải ẩm đi vào qua đường biên phía Đông (ở khu vực ngoài khơi Thái Bình Dương và Biển Đông). Ở TBVN, vận tải ẩm đi vào qua đường biên phía Tây đóng vai trò chủ đạo trong các tháng đầu và giữa mùa hè, và ngược lại vận tải ẩm đi vào qua đường biên phía Đông chiếm ưu thế trong các tháng cuối hè và cả mùa đông. Ở NBVN, vào các tháng đầu và giữa mùa hè vận tải ẩm đi vào qua đường biên phía Tây chiếm ưu thế, trong khi vào các tháng cuối hè và mùa đông vận tải ẩm đi vào qua đường biên phía Đông.

1

2

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KHÍ TƯỢNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO NẮNG NÓNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

PGS. TS. Nguyễn Viết Lành- Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn và môi trường

ThS. Nguyễn Bình Phong-Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Bằng việc sử dụng số liệu quan trắc giả lập để đánh giá tác động của số liệu quan trắc với những kịch bản mật độ trạm khác nhau như: 50km x 50km, 30km x 30km và 20km x 20km đến kết quả dự nắng nóng của mô hình số. Kết quả chỉ ra rằng với mật độ trạm từ 50km x 50km tăng lên đến 30km x 30km chất lượng dự báo nắng nóng đã có những cải thiện rất đáng kể. Khi tăng từ 30km x 30km lên đến 20km x 20km thì chất lượng dự báo nắng nóng cũng tăng lên nhưng tăng chậm hơn mức tăng trước đó.

5

3

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Tuệ1, Lê Minh Nhật2, Mai Kim Liên3

(1)Cục trưởng Cục Khí tượng Thuỷ văn và BĐKH

(2,3) Phòng Thích ứng BĐKH, Cục KTTV&BĐKH

Tóm tắt: BĐKH (BĐKH) là vấn đề toàn cầu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và đã trở thành nội dung quan trọng trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, chính sách, pháp luật. Nhiều hoạt động ứng phó với BĐKH trên các lĩnh vực đã được triển khai hiệu quả. Ứng phó với BĐKH đã được cả hệ thống chính trị tham gia, có tính toàn diện, từ những hoạt động cụ thể đến việc hoàn thiện chính sách, đặc biệt gần đây là Nghị quyết Trung ương về ứng phó với BĐKH. Nhận thức về BĐKH, cả về nguy cơ, thách thức và những cơ hội đã có chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thể chế, chính sách về ứng phó với BĐKH từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Nguồn lực và các điều kiện cơ bản để ứng phó với BĐKH bước đầu được chú trọng. Báo cáo này tóm tắt phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH ở Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 3 phần: (1) Các chính sách, pháp luật liên quan ứng phó với BĐKH; (2) Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH; (3) Nhận xét và kiến nghị.

10

4

CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Trương Đức Trí, Lê Ngọc Tuấn - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắtBiến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức to lớn đối với nhân loại nói chung và Việt Nam nó iriêng. Tuy nhiên, BĐKH cũng đồng thời mang lại cơ hội để cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy phát triển, tìm ra mô hình và phương thức phát triển theo hướng phát thải các-bon thấp, bền vững. Dưới đây là một số vấn đề đặt ra trong công tác chủ động ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

15

5

Kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam

Nguyễn Văn Minh - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

19

6

Hệ thống phục vụ khí hậu đáp ứng nhu cầu thông tin trong ứng phó với biến đổi khí hậu

ThS. Nguyễn Thị Bình Minh - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

22

7

Một số kết quả chính của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian qua và định hướng triển khai năm 2015

ThS. Trần Phương - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

26

8

CHẾ ĐỘ NHIỆT ĐỘ MẶT NƯỚC BIỂN TRÊN CÁC KHU VỰC ENSO, LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG TRONG CÁC GIAI ĐOAN PHÁT TRIỂN CỦA ENSO TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TS. Phạm Đức Thi - Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn & Môi trường

Tóm tắt: Từ những phân tích một số kì El Nino và La Nina điển hình, bài báo đưa ra kết luận về diễn biến nhiệt độ mặt nước biển (SST) trên các vùng ENSO thuộc khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương, vịnh Bengal, Biển Đông và trên lãnh thổ Việt Nam. Diễn biến SST trên khu vực nào thể hiện quy luật rõ rệt, có thể sử dụng trị số chuẩn sai SST để xác định được các giai đoạn phát triển của các kì ENSO, các vùng Nino khác chỉ sử dụng như một công cụ tham khảo để theo dõi chặt chẽ các quá trình phát triển của hiện tượng ENSO, xây dựng các mô hình dự báo thời tiết, khí hậu, nhất là cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan có khả năng xảy ra ở các vùng địa lí khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, do tác động của hiện tượng ENSO trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH).

31

9

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

KS. Nguyễn Văn Lượng và KS. Tăng Văn An- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ

Tóm tắt: Bằng việc sử dụng số liệu khí tượng, thuỷ văn nhiều năm để nghiên cứu diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm năng cao chất lượng dự báo và cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn, góp phần ứng phó hiệu quả nhất những tiêu cực do BĐKH gây ra. Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá sự BĐKH ở khu vực Bắc Trung Bộ thông qua hai yếu tố khí hậu chính là nhiệt độ và lượng mưa.

37

10

PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ ENSO (SSTA, SOI, MEI) VỚI CHÁY RỪNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN

TS. Đào Ngọc Hùng- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Hoàng Lưu Thu Thủy và Lê Thị Kim Thoa-Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: ung

 

 

Trong những thập niên gần đây trong các chu kỳ El Nino, thời tiết khô nóng diễn ra khốc liệt hơn, và quy mô các vụ cháy rừng cũng đã tăng lên đáng kể,Tại tỉnh Phú Yên số vụ cháy rừng trung bình trong các năm ENSO xấp xỉ bằng so với số vụ cháy rừng trong những năm không có ENSO nhưng diện tích số rừng bị cháy lại lớn hơn gần gấp 3 lần, Bài báo này xác định mối quan hệ giữa các chỉ số ENSO với quy mô cháy rừng ở tỉnh Phú Yên,

40

11

NGHIÊN CỨU DỰ BÁO XÁC SUẤT XUÂT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG MƯA TỪ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ CẬP NHẬT DỰA TRÊN SẢN PHẨM MÔ HÌNH GSM [A1] 

NCS. Võ Văn Hòa, CN. Trần Anh Đức, TS. Lê Đức - Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương

Tóm tắt: Bài báo này sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu ứng dụng các phương pháp thống kê cập nhật gồm UMOS và lọc Kalman để dự báo xác suất xuất hiện và định lượng theo cấp của lượng mưa tích lũy 24 giờ cho 171 điểm trạm bề mặt với bộ nhân tố dự báo từ mô hình GSM của JMA và dựa trên chuỗi số liệu từ 1/1/2008 đến 31/12/2010. Tất cả các phương trình dự báo cấp mưa đều được hồi quy đồng thời để hạn chế các sai số phi vật lý. Các kết quả đánh giá cho thử nghiệm từ 1/1/2011 đến 30/6/2013 đã cho thấy dự báo lượng xác suất xuất hiện và định lượng mưa từ UMOS và KF tốt hơn nhiều so với dự báo trực tiếp từ GSM, đặc biệt là tại các ngưỡng mưa vừa và to. Giữa hai phương pháp, UMOS luôn có chất lượng tốt hơn lọc Kalman tại hầu hết các hạn dự báo và khu vực nghiên cứu. Các sản phẩm dự báo từ UMOS và lọc Kalman cũng được đưa lên lưới dự báo có độ phân giải 5km thông qua phương pháp GMOS để tăng cường khả năng dự báo cho các điểm không thuộc mạng lưới trạm.

44

12

KẾT NỐI MÔ HÌNH SWAN VỚI MÔ HÌNH WAM THÀNH HỆ THỐNG DỰ BÁO SÓNG BIỂN CHO VÙNG VỊNH BẮC BỘ

Trần Quang Tiến - Trung tâm Ứng dụng CN&BDNV KTTV&MT.

Phạm Khánh Ngọc – Trung tâm DB KTTVTƯ

Tóm tắt: Thông tin về sóng biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, giao thông trên biển cũng như vùng ven bờ. Chính vì vậy việc dự báo sóng chính xác luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả dự báo thử nghiệm trường sóng bằng mô hình kết nối WAM – SWAN dựa trên nghiên cứu về các tính năng mới của mô hình dự báo sóng ngoài khơi WAM và mô hình sóng ven bờ SWAN. Mục đích của việc kết nối hai mô hình WAM và SWAN nhằm sử dụng kết quả dự báo trường sóng nước sâu của mô hình WAM làm điều kiện biên đầu vào cho mô hình SWAN với lưới tính phi cấu trúc để làm tăng tính chính xác của kết quả dự báo sóng.

Từ khóa: WAM, SWAN, mô hình kết nối

50

13

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 9 năm 2014 - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương  Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

51

14

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 9 năm 2014 - Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường

66

 
Tin tiêu điểm
Tin mới nhất