Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2017

Đăng ngày: 01-01-2017 File đính kèm
Số 673* Tháng 01 năm 2017

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

KHẢ NĂNG DỰ BÁO TUYẾT BẰNG MÔ HÌNH PHÂN GIẢI CAO TRÊN KHU VỰC BỨC BỘ

 

Trần Hồng Thái1, Võ Văn Hòa2, Dư Đức Tiến3, Lưu Khánh Huyền3

1. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia

2. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

3. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

 

Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày thử nghiệm dự báo giáng thủy dạng rắn (tuyết) trên khu vực Bắc Bộ xảy ra vào tháng 1/2016 bằng mô hình bất thủy tĩnh phân giải cao Moloch phát triển bởi Viện Khoa học khí quyển và khí hậu thuộc Hiệp hội nghiên cứu quốc gia (ISAC-CNR) tại Bologna, Ý. Thử nghiệm cho thấy khả năng cung cấp dự báo chi tiết hiện tượng tuyết xảy ra diện rộng trên khu vực Bắc bộ trong khi các sản phẩm mô hình phân giải thô hơn (GFS của Mỹ) không thể nắm bắt được.

Từ khóa: dự báo tuyết, mô hình phân giải cao, Moloch.

1

2

DỰ TÍNH BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA MÙA MƯA Ở KHU VỰC VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ 21 BẰNG MÔ HÌNH NHRCM

 

Nguyễn Đăng Mậu1, Nguyễn Minh Trường2, Hide- taka Sasaki3, Izuru Takayabu3

1. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

2. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HN

3. Viện Khí tượng Nhật Bản (MRI)

 

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả dự tính biến đổi lượng mưa mùa mưa ở các vùng khí hậu vào cuối thế kỷ 21 (2080 - 2099) so với thời kỳ cơ sở (1982 - 2003) theo kịch bản RCP 8.5 bằng mô hình NHRCM (Non-Hydrostatic Regional Climate Model). Trong khuôn khổ của nghiên cứu, mùa mưa

ở các vùng khí hậu được xem xét là các tháng mùa hè (JJA) ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; mùa thu (SON) ở khu vực Trung Bộ. Kết quả cho thấy, lượng mưa mùa JJA có thể giảm từ 0 - 40% ở Bắc Bộ; gia tăng khoảng từ 0 - 30% ở Tây Nguyên và Nam Bộ so với thời kỳ cơ sở. Lượng mưa mùa SON có thể tăng khoảng từ 0 - 30% ở Trung Bộ. Kết quả dự tính tăng/giảm lượng mưa trong tương lai gắn liền với kết quả dự tính biến đổi về hoàn lưu quy mô lớn ở khu vực Việt Nam.

Từ khóa: Lượng mưa, gió mực 850 hPa, độ cao địa thế vị, thông lượng ẩm

7

3

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở THANH HÓA

 

Lê Kim Dung: Trường Đại học Hồng Đức

 

Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu về biến đổi khí hậu (BĐKH) và tai biến thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Biểu hiện của BĐKH là nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10C mỗi thập kỷ; xu thế biến đổi của lượng mưa giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11; mực nước biển dâng lên cao trung bình 2,5 - 3,0 cm mỗi thập kỷ; hiện tượng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu của khu vực. Dẫn đến các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn...với chu kỳ ngày càng ngắn, cường độ ngày càng cao, tác động tới các ngành sản xuất chính như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và du lịch ở Thanh Hóa.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, kinh tế - xã hội.

14

4

CÔNG NGHỆ MỚI ĐO LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY: PHỐI HỢP ĐO TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH DÒNG CHẢY VÀ MÔ PHỎNG SỐ CỦA PHÂN BỐ TỐC ĐỘ MẶT NGANG. KẾT QUẢ KIỂM CHỨNG THỰC TẾ Ở SÔNG TONE CỦA NHẬT BẢN

 

Dương Văn Khánh: Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

 

Tóm tắt: Tăng độ chính xác của đo đạc lưu lượng dòng chảy là vấn đề được rất nhiều nhà kỹ thuật thủy văn trên thế giới quan tâm nghiên cứu phát triển các công nghệ đo mới. Bài báo này, nhằm giới thiệu một phương pháp đo lưu lượng dòng chảy mới được nghiên cứu áp dụng ở Nhật Bản: xác định tốc độ dòng chảy trung bình mặt ngang bằng sử dụng sóng siêu âm thủy lực kết hợp với mô phỏng số sự phân bố tốc độ mặt ngang, gọi tắt là hệ thống ATENAS - hệ thống đo lưu lượng

mới. Hệ thống ATENAS được nghiên cứu thử nghiệm, đo đạc liên tục, ổn định và kiểm chứng trên Sông Tone với độ rộng mặt ngang sông khoảng 500m, lưu lượng dòng chảy khoảng 4000m3/s trong mùa lũ (lưu lượng dòng chảy lớn, vận chuyển bùn cát đáy sông nhiều, gây sai số lớn trong xác định tốc độ dòng chảy phân bố tại mặt cắt ngang tuyến đo).

Từ khóa: ATENAS, sông Tone, lưu lượng dòng chảy.

22

5

ĐÁNH GIÁ MỨC CĂNG THẲNG NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÃ

 

Hoàng Thị Nguyệt Minh1, Nguyễn Ngọc Hà2

1. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2. Trung tâm Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước Quốc Gia

 

Tóm tắt: Theo tiêu chuẩn quốc tế về "căng thẳng do khai thác nguồn nước", vào mùa khô mấy năm gần đây, 6 trong số 16 lưu vực sông cả nước ta được xếp loại là "căng thẳng trung bình", 4 lưu vực khác được xếp loại "căng thẳng mức độ cao" trong đó có sông Mã ở tỉnh Thanh Hóa. Trên lưu vực sông Mã, tỷ lệ nước khai thác lên đến gần 80%; trong khi đó nguồn nước mùa khô thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế nên có thể xảy ra thiếu nước cục bộ và bất thường [1]. Bài báo này giới thiệu phương pháp đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước lưu vực sông dựa trên việc tính toán, xác định một số chỉ số cụ thể. Qua đó làm rõ bức tranh về mức độ căng thẳng nguồn nước trên lưu vực sông Mã năm 2010 và các năm tiếp theo đến 2020.

Từ khóa: Lưu vực sông Mã, Căng thẳng nguồn nước.

28

6

ẢNH HƯỞNG CỦA THỦY TRIỀU VÀ SÓNG TỚI NƯỚC DÂNG BÃO TẠI VEN BIỂN BẮC BỘ

 

Nguyễn Bá Thủy, Nguyễn Văn Hưởng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

 

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển tới nước dâng do bão tại ven biển Bắc Bộ được phân tích dựa trên kết quả của mô hình tích hợp nước dâng bão, sóng và thủy triều (mô hình SuWAT -Surge, Wave and Tide). Trong đó, thủy triều và nước dâng được tính toán dựa

trên hệ phương trình nước nông phi tuyến hai chiều có xét đến nước dâng tạo bởi ứng suất sóng được tính từ mô hình SWAN, một mô hình thành phần trong SuWAT. Mô hình được áp dụng mô phỏng nước dâng trong 2 cơn bão đổ bộ vào ven biển Bắc Bộ trong 2 kỳ thủy triều khác nhau, đó là bão Frankie (7/1996) đổ bộ vào kỳ triều kiệt và Washi (8/2005) đổ bộ vào kỳ triều cường. Nước dâng bão được tính theo các phương án có và không xét đến ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển. Kết quả cho thấy thủy triều có ảnh hưởng đáng kể tới nước dâng khi bão đổ bộ vào thời kỳ triều cường. Trong

khi đó nước dâng do sóng chiếm một phần đáng kể trong mực nước dâng tổng cộng trong bão kể cả khi bão đổ bộ vào kỳ triều cường và triều kiệt, và xét nước dâng do sóng đã làm tăng độ chính xác của kết quả tính toán nước dâng nhất là với lưới tính có độ phân giải cao.

Từ khóa: Bão, nước dâng bão, mô hình tích hợp nước dâng bão, thủy triều và sóng.

36

7

ĐỊNH LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN TỪ HOẠT ĐỘNG CHÔN LẤP RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Thái Thị Thanh Minh, Nguyễn Trung Anh

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

 

Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp ước tính mê-tan phát sinh từ chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hà Nội bằng mô hình FOD (phân hủy bậc 1) do IPCC đề xuất năm 2006. Tải lượng CH4 phát sinh đến năm 2015 được ước tính từ số liệu phát sinh CTRSH từ năm 2010. Ước tính tải lượng khí CH4 đến năm 2030 được thực hiện theo hai kịch bản: (KB1) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (KB2) Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Kết quả cho thấy lượng khí CH4 phát sinh từ CTRSH tại thành phố Hà Nội năm 2015 và 2016 lần lượt là 22.011 tấn/năm (tương ứng với 550.275 tấn CO2 eq/năm) và 24.219 tấn/năm (tương ứng với 605.475 tấn CO2 eq/năm). Dự báo đến năm 2030, tổng lượng phát thải của khí mê-tan là 60.370 tấn/năm (tương

đương 1.507.675 tấn CO2 eq/năm) theo KB1 và 26.346 (tương đương 658.650 tấn CO2 eq/năm) theo

KB2.

Từ khóa: Phát thải mêtan, chôn lấp rác, Hà Nội, CO2 eq (CO2 tương đương), CRTSH (chất thải

rắn sinh hoạt).

43

8

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp

và thủy văn tháng 12 năm 2016 - Trung tâm Dự báo

khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học

Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

52

9

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí

tại một số tỉnh, thành phố tháng 12 năm 2016 -

Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi

trường

64

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất