Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2017

Đăng ngày: 01-10-2017 File đính kèm
Số 682* Tháng 10 năm 2017

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Xây dựng bộ số liệu phát thải phục vụ mô hình dự báo chất lượng không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Kỳ Phùng1, Nguyễn Quang Long2, Nguyễn Văn Tín3

1. Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán

2. Trường Khoa học Tự nhiện Tp. Hồ Chí Minh

3. Phân viện KH KTTV BĐKH

 

Tóm tắt: Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng đối với các đô thị hiện nay, nhất là đô thị lớn như Tp.Hồ Chí Minh với dân số trên 10 triệu người, các nguồn phát thải không chỉ từ các khu công nghiệp mà còn đến từ hoạt động giao thông. Việc theo dõi diễn biến tình hình chất lượng không khí là một vấn đề cấp bách tại Tp.Hồ Chí Minh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, do đó việc đưa ra những dự báo chất lượng không khí là rất cần thiết. Để nghiên cứu dự báo chất lượng không khí thì việc thu thập, thống kê và tính toán tải lượng phát thải từ các nguồn phát thải rất quan trọng và nó quyết định đến độ chính xác của mô hình dự báo chất lượng không khí. Bài báo này xây dựng bộ số liệu nguồn thải phục vụ mô hình dự báo chất lượng không khí ở Tp.Hồ Chí Minh từ các nguồn phát thải chính thu thập bao gồm: Giao thông, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp, từ đó xây dựng bộ dữ liệu nguồn phát thải đưa vào mô hình dự báo chất lượng không khí.

Từ khóa: Ô nhiễm không khí, CMAQ, PM2.5, PM10.

1

2

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mối liên hệ cường độ - chu kỳ - tần suất (IDF) của mưa cực đoan tại trạm Tân Sơn Hòa

Nguyễn Trọng Quân, Phạm Thị Thảo Nhi, Đào Nguyên Khôi

 1. Khoa Môi Trường, Trường Đại Học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQG TP.HCM

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự thay đổi đường cong IDF cho sự kiện mưa cực đoan tại trạm Tân Sơn Hòa (Tp. Hồ Chí Minh) dưới tác động của BĐKH. Để đạt được mục tiêu này, hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là công cụ chi tiết hóa thống kê SDSM trong xây dựng kịch bản BĐKH cho yếu tố lượng mưa và phương pháp tỉ lệ (hàm phân bố GEV) trong xây dựng đường cong IDF. Kết quả nghiên cứu cho thấy được sự thay đổi của đường cong IDF và xu hướng gia tăng cường độ mưa trong tương lai. Cụ thể, so sánh với cường độ mưa cực đoan trong giai đoạn hiện trạng (1980 2005) thì trong giai đoạn tương lai (2015 - 2100), cường độ mưa cực đoan dự tính gia tăng khoảng 3.99 - 22.95% cho chu kì lặp lại 2 năm, 3.84 - 27.92% cho chu kỳ lặp lại 5 năm, 2.57 - 44.18% cho chu kỳ lặp lại 10 năm, và 0.57 - 54.89% cho chu lỳ lặp lại 20 năm. Đối với chu kỳ lặp lại là 50 năm và 100 năm, cường độ mưa cực đoan được dự báo là tăng cho hai kịch bản RCP2.6 và RCP4.5 và giảm nhẹ cho kịch bản RCP8.5. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong bài toán quản lý rủi ro ngập lụt và thoát nước đô thị cho Tp.HCM.

Từ khóa: Đường cong IDF, mưa cực đoan, SDSM, Tp.HCM.

7

3

Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy lũ trạm Đồng Trăng, lưu vực sông Cái, Nha Trang tỉnh Khánh Hòa

Nguyễn Thị Phương1, Trịnh Phương Thảo2, Trần Ngọc Anh2, Nguyễn Xuân Hiển1, Bùi Văn Chanh3

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

2 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

3 Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ

 

Tóm tắt: Mô hình SWAT được ứng dụng mô phỏng sự thay đổi dòng chảy mùa lũ tại trạm Đồng Trăng, sông Cái Nha Trang tỉnh Khánh Hòa dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong tương lai. Dòng chảy mùa lũ trạm Đồng Trăng trong tương lai nhìn chung có xu hướng tăng. Theo kịch bản RCP 4.5, mùa lũ bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc tháng 12, không thay đổi so với giai đoạn nền. Vào giữa thế kỷ, tổng lượng dòng chảy mùa lũ tăng khoảng 15,3% và tăng khoảng 14,8% ở cuối thế kỷ. Thời gian xuất hiện tháng lũ lớn nhất không thay đổi so với giai đoạn nền (vào tháng 12). Theo kịch bản RCP 8.5, dòng chảy mùa lũ có xu hướng tăng trong suốt thế kỷ XXI, tổng lượng dòng chảy mùa lũ tăng khoảng 19,6% vào giữa thế kỷ, và đến khoảng 27,2% vào cuối thế kỷ. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc tháng 12 không thay đổi so với giai đoạn nền. Thời gian tháng lũ lớn nhất xuất hiện trùng với giai đoạn nền (vào tháng 12) trong suốt thế kỷ XXI.

Từ khóa: Tác động của biến đổi khí hậu, dòng chảy lũ, sông Cái Nha Trang, SWAT.

15

4

Phân tích hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ khí tượng thủy văn tại Việt Nam

Nguyễn Thị Thủy1, Nguyễn Đăng Quang2, Bùi Mạnh Hà2, Hoàng Phú Cường2, Đặng Văn Trọng3, Hoàng Đức Cường2

1. Tạp chí Khí tượng Thủy văn

2. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

3. Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

 

Tóm tắt: Do nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ khí tượng thủy văn ngày càng tăng, đánh giá nhu cầu của người dùng cuối là một phần không thể thiếu được của các đơn vị cung cấp thông tin khí tượng thủy văn. Với mục đích này, một cuộc khảo sát phỏng vấn ở 18 tỉnh, thành phố của Việt Nam được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2017 với 1041 phiếu phỏng vấn. Một bộ câu hỏi được sử dụng để tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng

của thời tiết, chất lượng hiện nay và hướng phát triển của sản phẩm, dịch vụ khí tượng thủy văn trong thời gian tới. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, nội dung và cách thức truyền tải thông tin, đặc biệt là qua website và tin nhắn điện thoại cần phải được thay đổi để phù hợp với các đối tượng sử dụng. Trong tương lai, các cuộc khảo sát phỏng vấn tương tự nên được diễn ra thường xuyên, định kỳ với quy mô lớn hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng.

Từ khóa: Phỏng vấn, Sản phẩm, dịch vụ khí tượng thủy văn, Nhận thức của cộng đồng.

23

5

Nghiên cứu đề xuất chỉ số xếp hạng tổn thương do biến đổi khí hậu cho Việt Nam

Cao Thị Thương Huyền1, Nguyễn Trọng Hiệu2, Trương Thị Thanh Thủy3, Trần Thanh Thủy3, Nguyễn Anh Tuấn3

1 Viện Kỹ thuật Hóa học, Sinh học và Tài liệu nghiệp vụ, Bộ Công an

2 Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường

3 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến

đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một trong những phương pháp đang được sử dụng để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nghiên cứu hiện nay về tính dễ bị tổn thương chủ yếu sử dụng cách tính chỉ số tổn thương tổng hợp từ hai hợp phần bên trong (mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống kinh tế - xã hội) và bên ngoài (các biến đổi của khí hậu). Các chỉ số tổn thương này được xây dựng với mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố kinh tế - xã hội nhạy cảm hay hiệu quả của các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy độ tin cậy của các chỉ số tổn thương phụ thuộc rất nhiều vào các nhận định về độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi

khí hậu cho một số ngành/lĩnh vực hoặc địa phương. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một chỉ số tổn thương bên ngoài, thuần túy về khí hậu (là các yếu tố khí hậu cơ bản và các hiện tượng khí hậu cực đoan), độc lập với các yếu tố nhạy cảm và thích ứng bên trong dùng chung cho mọi lĩnh vực và cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và sử dụng như là chỉ số tai biến phục vụ cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đề xuất cách tiếp cận mới là chỉ số tổn thương tối giản, kết quả tính toán xác định được mức độ tổn thương do các hiện tượng cực đoan phổ biến tại Việt Nam gồm nắng nóng, mưa lớn, rét hại, hạn hán và được xây dựng để xếp hạng tổn thương do biến đổi khí hậu trên qui mô cả nước.

Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, biến đổi khí hậu, khí hậu cực đoan.

31

6

Nghiên cứu dòng chảy môi trường trong các dự án thủy điện nhỏ ở Việt Nam

Phạm Thị Thúy: Bộ môn Nhiệt Thủy Khí - Khoa Cơ Khí,

Học viện Kỹ thuật Quân Sự

 

Tóm tắt: Bài báo đánh giá tổng quan về phát triển thủy điện nhỏ trong những năm gần đây, tập trung tiếp cận quan điểm mới về “dòng chảy môi trường” trong bảo vệ môi trường vùng hạ lưu công trình thủy điện nhỏ điển hình ở Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động bất lợi của các công trình thủy điện nhỏ phù hợp với các điều kiện cụ thể.

Từ khóa: Dòng chảy môi trường, thủy điện nhỏ.

40

7

Xây dựng công nghệ dự báo dòng chảy cạn, xâm nhập mặn cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn

Đinh Phùng Bảo: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung

Trung Bộ

 

Tóm tắt: Sự suy giảm dòng chảy sẽ làm gia tăng khả năng xâm nhập mặn vùng hạ du, càng gây thêm khó khăn trong việc khai thác sử dụng nguồn nước nên việc nghiên cứu và xây dựng được bộ công nghệ cảnh báo, dự báo thủy văn và xâm nhập mặn là hết sức cần thiết. Bài báo này sẽ trình bày các kết quả áp dụng mô hình tính toán dòng chảy cạn, xâm nhập mặn và xây dựng công nghệ dự báo cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Kết quả dự báo thử nghiệm độc lập mùa cạn từ 1/1/12015 đến 31/8/2015 đối với mực nước có mức đảm bảo dự báo đạt từ 84 - 96 % (dự báo 24 giờ), 85 - 96 % (dự báo 5 ngày), 83 - 96 % (dự báo 10 ngày) và xâm nhập mặn có mức đảm bảo dự báo đạt từ 70 - 88 % (dự báo 24 giờ), 65 - 89 % (dự báo 5 ngày), 60 - 89 % (dự báo 10 ngày) cho thấy, công nghệ dự báo dòng chảy cạn và xâm nhập mặn cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có khả năng phục vụ cho dự báo tác nghiệp.

Từ khóa: Vu Gia - Thu Bồn, Dòng chảy cạn, Xâm nhập mặn, Công nghệ dự báo.

48

8

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 9 năm 2017 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu

56

9

Tóm tắt tình hình môi trường không khí và nước

tháng 6/2017

66

10

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 9 năm 2017 – Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

68

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.