Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2017

Đăng ngày: 01-04-2017 File đính kèm
Số 676* Tháng 4 năm 2017

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Hiện tượng mực nước biển dâng dị thường tại Tuy Hòa - Phú Yên

 

Trần Hồng Thái1, Trần Quang Tiến2, Nguyễn Bá Thủy2, Dương Quốc Hùng1

1. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia

2. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

 

Tóm tắt: Trong bài báo này, hiện tượng mực nước biển dâng cao dị thường trong một số đợt triều cường tại Tuy Hòa - Phú Yên đã được phân tích theo số liệu quan trắc tại trạm thủy văn Phú Lâm, vị trí cách cửa biển khoảng 2 km và số liệu quan trắc mực nước bổ sung tại cửa Đà Rằng trong tháng 12 năm 2016. Kết quả cho thấy trong các đợt triều cường tại Tuy Hòa - Phú Yên mà các phương tiện truyền thông cũng như người dân phản ánh thì tại trạm thủy văn Phú Lâm đều ghi nhận hiện tượng mực nước dâng cao bất thường. Số liệu quan trắc bổ sung tại Cửa Đà Rằng đã ghi nhận 2 đợt mực nước dâng cao, vào ngày 14 và 16 tháng 12 năm 2016. Kết quả phân tích số liệu mực nước trong các đợt triều cường tại Tuy Hòa - Phú Yên đã khẳngđịnh có hiện tượng mực nước biển dâng cao bất thường tại đây mặc dù là những ngày không có hoạt động của bão hay áp thấp nhiệt đới. Phân tích mối tương quan giữa mực nước tại trạm quan trắc bổ sung và trạm thủy văn Phú Lâm cũng khẳng định rằng nước dâng dị thường tại cửa biển Tuy Hòa có thể ghi nhận được tại trạm thủy văn Phú Lâm.

Từ khóa: Triều cường, mực nước dị thường, Tuy Hòa.

1

2

Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố mức độ khắc nghiệt của một số hiện tượng cực đoan khí hậu ở Việt Nam

 

Nguyễn Văn Thắng: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Xây dựng bản đồ khí hậu là cách tiếp cận hiệu quả nhất trong việc cung cấp thông tin đến người sử dụng. Bằng phương pháp phân tích chuyên gia, bài báo trình bày kết quả xây dựng bản đồ mức độ khắc nghiệt của nắng nóng, mưa lớn và điều kiện khô/hạn trên lãnh thổ Việt Nam. Số liệu nghiên cứu được cập nhật đến năm 2014 và thu thập từ 150 trạm quan trắc trên quy mô cả nước. Mức độ khắc nghiệt của nắng nóng là cao nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ và mở rộng đến Phú Yên, với số ngày nắng nóng trên 40 ngày/năm. Mức độ khắc nghiệt của mưa lớn là cao nhất ở khu vực Bắc Quang (Hà Giang), với số ngày mưa lớn trên 40 ngày/năm. Mức độ khắc nghiệt của hạn hán cao nhất ở khu vực từ Phú Yên đến Bình Thuận; đặc biệt cao từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin mức độ khắc nghiệt cực đoan khí hậu phục vụ công tác quản lý, quy hoạch sản xuất, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Từ khóa: Khô/hạn, mưa lớn, nắng nóng.

10

3

Xu thế biến đổi một số yếu tố khí tượng thủy văn tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận

 

Nguyễn Kỳ Phùng1, Huỳnh Lưu Trùng Phùng1, Lê Thị Phụng2, Trần Xuân Hoàng3, Lê Ngọc Tuấn4

1. Sở Khoa học và Công nghệ tp Hồ Chí Minh

2. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

3. Viện Khí Tượng Thủy Văn Hải Văn Và Môi Trường

4. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TpHCM

 

Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá xu thế biển đổi nhiệt độ, lượng mưa và mực nước tại thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) và khu vực lân cận trong khoảng 30 năm gần đây. Kết quả cho thấy nhiệt độ có xu hướng tăng tại tất cả các trạm quan trắc, dao động từ 0,01 - 0,040C/năm (giai đoạn 1978 - 2015), xu thế biến tại các trạm có nhiều khác biệt, đa phần ghi nhận xu thế tăng (11/17 trạm), cao nhất tại trạm Phạm Văn Cuội (23,3 mm/năm) và Cát Lái (22,1 mm/năm), tại trạm Xi

Măng Hà Tiên lượng mưa có xu thế giảm mạnh nhất (28,3 mm/năm). Mực nước trung bình năm có xu hướng tăng với mức tăng từ 0,29 - 0,95 cm/năm. Diễn biến các yếu tố khí tượng thủy văn phần nào thể hiện sự biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, mực nước.

21

4

Nghiên cứu, ứng dụng quy hoạch động vi phân rời rạc tối ưu vận hành hồ thủy điện sông Hinh

 

Lê Ngọc Sơn1, Lê Đình Thành2

1. Khoa Năng lượng, Đại học Thủy lợi

2. Khoa Môi trường, Đại học Thủy lợi

 

Tóm tắt: Nâng cao hiệu quả khai thác các hồ chứa phát điện là vấn đề cấp bách và thời sự hiện nay trong bối cảnh tất cả các lưu vực sông ở nước ta đã hình thành hệ thống hồ chứa thủy điện. Mô hình toán Quy hoạch động (Dynamic Programming - DP) với thuật toán vi phân rời rạc (Discrete

Differential Dynamic Programming - DDDP) nhằm tăng tốc độ và chính xác hóa điểm tối ưu để nâng cao hiệu quả vận hành hồ chứa (VHHC) thủy lợi - thủy điện đã được tác giả lập trình và áp dụng tính toán tối ưu phát điện và bảo đảm yêu cầu sử dụng tổng hợp cho hạ lưu thủy điện sông Hinh trong

bậc thang thủy điện sông Ba. Kết quả được đánh giá bằng việc phân tích các chỉ tiêu phát điện và cấp nước, cho thấy việc ứng dụng tốt của thuật toán và có thể phát triển cho bài toán nâng cao hiệu quả vận hành hồ chứa hay hệ thống hồ chứa trong tương lai.

Từ khóa: Vận hành hồ chứa, Bài toán tối ưu, Quy hoạch động, Sông Hinh.

31

5

Ứng dụng mô hình thủy lực 1&2 chiều kết hợp xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu hồ chứa Suối Mỡ

 

Trần Kim Châu, Phạm Thị Hương Lan

Trường Đại học Thủy Lợi

 

Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa nước Suối Mỡ, tỉnh Bắc Giang. Bản đồ ngập lụt được xây dựng từ kết quả mô phỏng mô hình thủy lực 1&2 chiều kết hợp MIKE FLOOD cùng với công cụ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Trong nghiên cứu này, không chỉ các kịch bản vỡ đập được xem xét mà còn cả những kịch bản do xả lũ cũng sẽ được đề cập đến. Đối với mỗi kịch bản diện tích ngập ứng với các cấp độ sâu và số nhà dân bị ảnh hưởng sẽ được thông kê. Đây là thông tin quan trọng trong việc định lượng thiệt hại do ngập lụt cũng như cho công tác quản lý rủi ro thiên tai.

Từ khóa: Vỡ đập, Bản đồ ngập lụt, MIKE FLOOD, GIS

37

6

Nghiên cứu cập nhật nhiệt độ mặt nước biển từ số liệu vệ tinh trong mô phỏng cường độ và quỹ đạo bão trên khu vực biển đông bằng mô hình WRF

 

Nguyễn Thị Thanh1, Nguyễn Xuân Hiển1, Hoàng Đức Cường2, Dư Đức Tiến2

1. Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

2. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Tóm tắt: Nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) là một trong những nhân tố nhiệt lực quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của bão. Bài báo này sử dụng mô hình Nghiên cứu và Dự báo thời tiết (WRF) để đánh giá việc cập nhật SST từ số liệu vệ tinh trong mô phỏng cường độ và quỹ đạo bão tại khu vực biển Đông. Kết quả cho thấy, trong trường hợp cập nhật số liệu SST từ vệ tinh, mô hình WRF đã cải thiện đáng kể khả năng mô phỏng cường độ bão nếu so sánh với trường hợp sử dụng trường SST từ số liệu tái phân tích GFS của Trung tâm Quốc gia về Dự báo Môi trường Mỹ (NCEP). Tuy nhiên, việc cải thiện mô phỏng quỹ đạo bão trong trường hợp cập nhật SST từ vệ tinh là không đáng kể.

Từ khoá: Nhiệt độ bề mặt nước biển, SST, bão, Biển Đông.

47

7

Sử dụng phần mềm Arcgis 10 và phương pháp nội suy Spline trong nghiên cứu phân bố lượng mưa thời đoạn ngắn lớn nhất năm ở vùng đồng bằng Bắc bộ

 

Nguyễn Thị Việt Hồng1, Nguyễn Tuấn Anh2, Nguyễn Hoàng Sơn2

1. Trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc bộ

2. Trường Đại học Thủy lợi

 

Tóm tắt: Việc nghiên cứu phân bố theo không gian của lượng mưa thời đoạn ngắn lớn nhất có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mưa tiêu thiết kế cho các vùng đô thị, dân cư không có trạm đo mưa. Qua phân tích số liệu mưa tự ghi 30 năm của 12 trạm đo mưa ở Đồng bằng Bắc bộ (ĐBBB) cho thấy có sự phân bố không đều của mưa trên khu vực. Để mô tả sự phân bố này, nghiên cứu sử dụng phần mềm ArcGis 10 với phương pháp nội suy Spline. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một

bộ các bản đồ đẳng trị lượng mưa lớn nhất 5 thời đoạn: 1h, 3h, 6h, 12h, 24h ứng với tần suất 10% trong vùng ĐBBB. Dựa vào các bản đồ đẳng trị này sẽ xác định được giá trị lượng mưa thiết kế nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế các hệ thống tiêu nước khu đô thị, dân cư nông thôn tại các vùng không có trạm đo mưa.

Từ khóa: Lượng mưa lớn nhất, phân bố mưa, nội suy mưa, bản đồ đẳng trị lượng mưa.

56

8

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 3 năm 2017 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu

64

9

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 3 năm 2017 – Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

72

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất