Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2017

Đăng ngày: 01-09-2017 File đính kèm
Số 681* Tháng 9 năm 2017

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Xây dựng quy trình dự báo các trường khí tượng phục vụ mô hình dự báo chất lượng không khí cho khu vực Tp. Hồ Chí Minh

Nguyễn Kỳ Phùng1, Nguyễn Văn Tín2, Nguyễn Quang Long3

1. Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán

2. Phân viện KH KTTV BĐKH

3. Trường Khoa học Tự nhiện Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Chất lượng không khí là một vấn đề nghiêm trọng tại Tp. Hồ Chí Minh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, vì vậy việc đưa những thông tin dự báo chất lượng không khí là rất cần thiết. Các mô hình dự báo chất lượng không khí cổ điển Berliand hoặc Gauss trước đây chỉ xét đến các điều kiện khí tượng cố định điều này không phù hợp với thực tế khi nhiệt độ, gió, độ ẩm biến đổi từng giờ, ngày, tháng. Do vậy hướng tiếp cận mới đã được ứng dụng trong những năm gần đây là sử dụng các mô hình quang hóa (CMAQ) kết hợp với mô hình dự báo khí tượng (WRF) [3]. Bài báo này trình bày quy trình dự báo các trường khí tượng từ mô hình WRF để cung cấp số liệu cho mô hình CMAQ dự báo chất lượng không khí ở TP. Hồ Chí Minh. Các quy trình đưa ra được xây dựng chạy tự động nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của người dùng.

Từ khóa: WRF, CMAQ, Chất lượng không khí, BIAS.

1

2

Ứng dụng mô hình HEC-HMS để dự báo dòng chảy lũ và xây dựng đường quá trình xả lũ về hạ du cho các hồ chứa thuộc lưu vực sông Sê Rê Pốk tỉnh Đắk Lắk, Áp dụng điển hình cho hồ chứa nước Đắk Minh, huyện Buôn Đôn

Hoàng Ngọc Tuấn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên

 

Tóm tắt: Việc dự báo, cảnh báo lũ đến hồ chứa là hết sức cần thiết và quan trọng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác cảnh báo, dự báo lũ ngày càng phát triển. Có nhiều mô hình được sử dụng để tính toán, dự báo dòng chảy lũ về hồ chứa như MIKE, TANK, NAM, SSARR, HEC-HMS, HEC-RAS, ANN... Mỗi mô hình đều có những mặt ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Dựa trên những ưu, nhược điểm đó, chúng tôi nhận thấy mô hình HEC-HMS sẽ là lựa chọn phù hợp cho việc dự báo, cảnh báo dòng chảy lũ cho các hồ chứa ở khu vực tỉnh Đắk Lắk, vốn là địa phương có nhiều hồ chứa vừa và nhỏ nhưng số liệu đầu vào phục vụ tính toán còn hạn chế. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu công cụ HEC-HMS để tính toán, dự báo dòng chảy

lũ và xây dựng đường quá trình xả lũ về hạ du cho các hồ chứa.

Từ khóa: Mô hình HEC-HMS, dự báo, hiệu chỉnh, kiểm định, hồ chứa.

8

3

Đánh giá khả năng dự báo khí hậu hạn mùa của mô hình RSM đối với trường nhiệt độ trên khu vực Việt Nam

Mai Văn Khiêm: Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Trường khí hậu trung bình rất quan trọng trong dự báo nghiệp vụ khí hậu hạn mùa. Dựa trên số liệu đầu vào từ kết quả dự báo lại của mô hình CFS trong thời kỳ 1982 - 2010, nghiên cứu này đã xây dựng trường khí hậu nền cho mô hình RSM và đánh giá khả năng dự báo đối với trường nhiệt độ bề mặt trên khu vực Việt Nam. Kết quả cho thấymô hình RSM đã nắm bắt khá tốt phân bố không gian của trường nhiệt độ trên toàn bộ khu vực Việt Nam trong cả mùa đông và mùa hè. Biến trình năm của nhiệt độ tại 7 vùng khí hậu trên cả nước cũng rất phù hợp so với số liệu quan trắc. So sánh với số liệu quan trắc, trường nền khí hậu mô phỏng bởi mô hình RSM có xu thế thấp hơn so với số liệu quan trắc nhưng sai số số không quá lớn, chỉ khoảng 20C. Khu vực phía Nam có sai số nhiệt độ nhỏ hơn so với khu vực phía Bắc. Kết quả mô phỏng trường nền của nhiệt độ bề mặt của các leadtime khác nhau không có nhiều khác biệt.

Từ khóa: CFS dự báo lại, RSM.

15

4

Đánh giá tính bền vững của cơ cấu kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Mai Kim Liên1, Lưu Đức Dũng2

1. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

2. Văn phòng Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: BĐKH đã và đang tác động hết sức mạnh mẽ tới Việt Nam nói chung và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Các điều kiện thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng về quy mô và cường độ dẫn tới việc các địa phương khu vực duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn và nước biển dâng. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp đã được đề ra trong đó giải pháp chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngành theo hướng bền vững đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.

Từ khóa: Cơ cấu kinh tế, Nam Trung Bộ, Biến đổi khí hậu.

23

5

Nghiên cứu khả năng dự báo cực đoan nhiệt độ mùa hè trong năm ENSO trên khu vực Bắc Trung Bộ bằng mô hình REGCM4

Mai Văn Khiêm: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Nắng nóng là một hiện tượng cực đoan gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội ở hầu khắp các vùng trên cả nước, đặc biệt ở khu vực Bắc Trung Bộ vào các tháng 5, 6, 7. Bài báo này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu khả năng dự báo của mô hình RegCM4 đối với nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng trong các tháng 5, 6, 7 cho đợt La Nina 1988 - 1989 và đợt El Nino 1997 – 1998 tại các trạm quan trắc trên khu vực Bắc Trung Bộ. Mô hình RegCM4 gồm hai miền tính lồng nhau có độ phân giải 60 km và 20 km với số liệu đầu vào lấy từ mô hình CFS của Trung tâm Dự báo Môi trường Hoa Kỳ. Kết quả tính toán chỉ ra rằng ngoại trừ một số trạm ở vùng núi phía Tây Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngưỡng nắng nóng tại hầu hết các trạm đều lớn hơn 350C. Khả năng dự báo nắng nóng của mô hình trong cả hai đợt La Nina và El Nino là tốt nhất cho tháng 5 và kém hơn trong tháng 6 và 7.

Từ khóa: RegCM4, nắng nóng, cực đoan nhiệt độ.

29

6

Đánh giá tác động của tuyến đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi đến diễn biến ngập lụt thành phố Đà Nẵng khi có sự vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn

Bùi Anh Tuấn1, Hoàng Thanh Sơn1, Nguyễn Thị Nhàn1, Nguyễn Văn Tám1, Nguyễn Văn Minh1, Nguyễn Bách Tùng1Viện Địa lý

 

Tóm tắt: Bài báo tập trung vào việc nghiên cứu tác động của hiện tượng El Nino và Dao động nam (ENSO) đến hoạt động của Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên khu vực Biển Đông của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2015. Nghiên cứu đã chỉ ra số lượng XTNĐ phần lớn có tương quan ngược với dị thường nhiệt độ mặt nước biển (SSTA), tuy nhiên mối quan hệ tương quan tuyến tính là không rõ ràng. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác nhau về cường độ bão (tốc độ gió cực đại trong

bão, áp suất cực tiểu) trong các thời kì El Nino và La Nina.

Từ khóa: Bão, XTNĐ, ENSO.

37

7

Biến động năm của một số đặc trưng gió mùa hè ở khu vực Việt Nam

Nguyễn Đăng Mậu, Mai Văn Khiêm: Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả đánh giá biến động năm của một số đặc trưng gió mùa mùa hè (GMMH) ở khu vực Việt Nam trên cơ sở phân tích bộ số liệu tái phân tích CFSR (Climate Fore-cast System Reanalysis) thời kỳ 1981 - 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đặc trưng GMMH không duy trì ổn định, mà biến động từ năm này qua năm khác. Thời điểm bắt đầu GMMH diễn ra vào hậu thứ 27 và biến động với SD là 2,2 hậu. Thời điểm kết thúc GMMH diễn ra vào hậu thứ 56,5 và biến động với SD là 2,6 hậu. Mùa GMMH kéo dài trong 29,5 hậu và biến động với SD là 3 hậu. Số đợt gián đoạn là 1,4 đợt và biến động với SD là 1,3 đợt. Cường độ GMMH là 4,97 m/s và biến động với SD là 1,1 m/s. Hoạt động của ENSO, áp cao Tây Bắc Thái Bình Dương và áp cao Tây Tạng có tác động rõ ràng đến biến động của GMMH ở khu vực Việt Nam.

Từ khóa: Đồng bằng sông Hồng, chỉ số SWSI, hạn hán.

47

8

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 8 năm 2017 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu

55

9

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 8 năm 2017 – Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

60

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất