STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
Đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh Nghệ An trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Đỗ Tiến Dũng1, Trần Hồng Thái2 1 Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Việt Bắc 2 Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là thông qua hiện tượng ngập lụt hiện đang là một trong những mối đe dọa chính đến các vùng ven biển của Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là diện tích đất nông nghiệp của các huyện ven biển tỉnh Nghệ An đang chịu những tác động đáng kể bởi hiện tượng ngập lụt do BĐKH gây ra. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình MIKE 11, MIKE 21 FM để đánh giá mức độ ngập và công cụ ArcGIS để phân tích, biểu diễn về mặt không gian các kết quả tính toán từ mô hình thủy động lực giúp đánh giá các tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp cho các huyện ven biển tỉnh Nghệ An trong bối cảnh BĐKH. Kết quả cho thấy, nguy cơ ngập lụt tại các huyện ven biển Nghệ An ngày càng gia tăng nghiêm trọng đối với cả trường hợp lũ 1%. Các địa bàn ngập nghiêm trọng nhất là Thành phố Vinh và các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc. Cụ thể tính đến thời kỳ 2080 - 2099, diện tích có nguy cơ ngập tại Thành phố Vinh là 42,85%, tại Diễn Châu là 27,57%, Nghi Lộc và Quỳnh Lưu có nguy cơ ngập thấp hơn với khoảng 16%. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, ngập lụt, Nghệ An. |
1 |
2 |
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn ở tỉnh Vĩnh Long
Lê Thị Phụng1, Nguyễn Kỳ Phùng2, Bùi Chí Nam3, Trần Xuân Hoàng4, Lê Ngọc Tuấn5 1. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường 2. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 3. Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí Hậu 4. Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường 5. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến xâm nhập mặn (XNM) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Các kịch bản tính toán bao gôm̀ : XMN ở điều kiện hiêṇ tại, theo kịch bản thải khí nhà kính trung bình (B2) và cao (A1FI) cho năm 2020 và 2030. Phương pháp mô hình toán kêt́ hợp phương pháp GIS được sử dụng trong tính toán. Kêt́ qủa tính toán cho thâý, ở điều kiện hiện tại năm 2014, độ mặn cao nhất trên sông Cổ Chiên là khoảng 5‰, mặn trên sông Tiền có giá trị cao hơn so với sông Hậu. Trong tương lai, do ảnh hưởng của BĐKH, XNM ở Vĩnh Long gia tăng. Độ mặn cao nhất vào năm 2030 trên sông Cổ Chiên có thể đến 8‰, ảnh hưởng đến các xã trên địa bàn huyện Vũng Liêm và Mang Thít. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nước biển dâng. |
8 |
3 |
Ứng dụng mô hình toán mô phỏng ngập lụt hạ lưu sông thị tính theo một số kịch bản biến đổi khí hậu về nước biển dâng
Lương Văn Việt:: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Hạ lưu lưu vực Thị Tính là một trong những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh và thường xảy ra ngập lụt. Mục đích của bài báo này là xây dựng bản đồ ngập cho lưu vực dựa trên các tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu toàn cầu, mưa lớn trên lưu vực, triều cường và mực nước biển dâng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Phương pháp xây dựng bản đồ ngập là kết hợp giữa mô hình thủy văn HEC-HMS, thủy lực HEC-RAS và các phần mềm hỗ trợ HEC-GeoHMS và HEC-GeoRAS. Kết quả mô phỏng cho thấy khi mực nước biển dâng từ 30 cm - 50 cm diện tích ngập trên lưu vực Thị Tính sẽ từ 4102 ha - 5174 ha tùy theo mức xả lũ các hồ chứa. Kết quả bài báo nhằm cung cấp thông tin phục vụ đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Đô thị hóa, mực nước biển dâng, ngập lụt. |
16 |
4 |
Xây dựng Atlas mưa ngày cực đại cho Việt Nam
Nguyễn Hoàng Lâm, Nguyễn Trường Huy, Võ Ngọc Dương, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Chí Công Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Việc thiết kế, quản lý và vận hành hệ thống các công trình thủy đòi hỏi các thông tin về tần suất và cường độ mưa cực đại. Các thông tin này thường được thể hiện dưới dạng các đường tần suất mưa (ĐTS) tại một trạm hay dưới dạng một atlas cho nhiều trạm hay một vùng. Bài báo này trình bày việc xây dựng atlas mưa ngày cực đại cho toàn Việt Nam sử dụng liệt tài liệu mưa từ 155 trạm quan trắc dựa trên suy luận tần suất cho mỗi trạm. Atlas được xây dựng dựa trên 03 hàm phân phối xác suất đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, bao gồm hàm phân phối cực trị tổng quát (GEV), hàm phân phối chuẩn tổng quát (GNO) và hàm phân phối Pearson loại III (PE3), nhằm mục đích hỗ trợ tốt nhất cho việc tính toán và chọn mưa ngày thiết kế cực đại khi sử dụng. Sự khác biệt về giá trị mưa ngày tính toán cực đại dựa trên ba phân phối tương ứng với các tần suất khác nhau cũng được phân tích và trình bày trong bài báo. Từ khóa: Atlas mưa, hàm phân phối xác suất, mưa ngày cực đại, phân tích tần suất, đường tần suất. |
24 |
5 |
Nghiên cứu xây dựng phương án cảnh báo lũ cho trạm Hòa Bình – vị trí dự báo chịu ảnh hưởng điều tiết thủy điện Hòa Bình
Nguyễn Tiến Kiên1, Nguyễn Duy Hoàn1, Vũ Thanh Long2 1. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương 2. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc
Tóm tắt: Dựa vào thực trạng phương án dự báo, cảnh báo lũ hiện đang được sử dụng trong tác nghiệp tại Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hòa Bình trực thuộc Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Việt Bắc cho vị trí dự báo Hòa Bình (Bến Ngọc), nằm phía hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình, bài báo sẽ phân tích những vấn đề còn khó khăn trong dự báo, cảnh báo lũ cho vị trí Hòa Bình. Từ đó, tác giả nghiên cứu và đề xuất phương án cảnh báo lũ cho vị trí dự báo Hòa Bình dựa trên phương pháp xây dựng tương quan giữa lưu lượng xả của hồ với mực nước tại Hòa Bình trong điều kiện phân cấp lượng mưa nhỏ, vừa và lớn ở các thời kỳ vận hành hồ chứa. Từ khóa: Cảnh báo lũ Hòa Bình, tương quan lưu lượng xả - mực nước hạ lưu, phân cấp mưa. |
32 |
6 |
Ảnh hưởng của áp thấp Nam Á và áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương đến diễn biến nắng nóng tại khu vực Bắc Trung Bộ thời kỳ 2010 – 2015
Phạm Minh Hằng1, Trần Thị Dung1, Nguyễn Đăng Quang2 1. Trường Đại học khoa học Tự nhiên Hà Nội 2. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Tóm tắt: Kết quả của phép phân tích hàm trực giao tự nhiên của trường độ cao địa thế vị cho thấy trong 30 năm vừa qua (1981 - 2010) áp thấp Nam Á đã thể hiện xu hướng tăng cường hoạt động lệch về phía đông và áp cao cận nhiệt đới có xu hướng dịch chuyển về phía tây. Sự tăng cường hoạt động của áp thấp Nam Á kết hợp với áp cao cận nhiệt đới tạo nên hình thế synop điển hình gây ra nắng nóng gay gắt ở Bắc Trung Bộ thời kỳ 2010 - 2015. Số liệu nhiệt độ cao nhất trong ngày và chuẩn sai trong các tháng trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015 của 4 trạm thuộc khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới và Huế) được sử dụng để xác định xu thế và phân tích đặc điểm nắng nóng. Kết quả chỉ ra rằng vào các tháng mùa hè và các tháng đầu và cuối mùa đông có chuẩn sai nhiệt độ dương lớn hơn nhiều so với trung bình nhiều năm (1981 - 2010). Trong giai đoạn 2010 - 2015 nhiệt độ cao nhất trong ngày tại các trạm đều có xu thế tăng; và có số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt cao hơn hẳn so với thời kỳ chuẩn khí hậu 1981 - 2010. Từ khóa: Áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, Áp thấp Nam Á, nắng nóng, Bắc Trung Bộ |
46 |
7 |
Tìm hiểu cường độ và xu thế khô hạn tại một số trạm đảo thời kỳ 1981 - 2014 và 2017 – 2026
Nguyễn Thanh Hoa1, Nguyễn Đăng Quang1, Vũ Thanh Hằng2, Hoàng Thị Mai1, Nguyễn Anh Tuấn1, Đặng Quốc Khánh3 1. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương 2. Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội 3. Tạp chí Khí tượng Thủy văn
Tóm tắt: Bộ ba chỉ số khô hạn là J, SPI và Ped được sử dụng để đánh giá cường độ và xu thế khô hạn tại năm trạm đảo đại diện cho ba miền Bắc, Trung và Nam. Phân tích chuỗi số liệu quá khứ (1981 - 2014) và dự tính khí hậu những năm tiếp theo (2017 - 2026) cho thấy mức độ khô hạn tính theo chỉ số J là cao nhất, tiếp theo là SPI và Ped. Trong quá khứ tình trạng khô hạn tại các trạm đảo phía Bắc (Bạch Long Vỹ, Hoàng Sa và Cồn Cỏ) đã xuất hiện với tần suất cao hơn các trạm đảo phía Nam (Côn Đảo, Trường Sa); trạng thái khô hạn trong mùa khô nhìn chung có xu hướng gia tăng rõ rệt hơn trạng thái khô hạn trong mùa mưa và trung bình năm. Trong thời kỳ 10 năm sắp tới, 2017 - 2026, tình trạng khô hạn, thiếu hụt lượng mưa trong mùa khô tiếp tục có xu hướng gia tăng tại Hoàng Sa và Côn Đảo, trong khi đó tình trạng hạn hán có thể sẽ được cải thiện trên ba trạm đảo Trường Sa, Bạch Long Vỹ và Cồn Cỏ. Từ khóa: Cường độ và xu thế hạn hán, Chỉ số hạn hán, Trường Sa, Hoàng Sa. |
53 |
8 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 1 năm 2017 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu |
60 |
9 |
Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 1 năm 2017 – Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường |
68 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2017
Đăng ngày: 01-02-2017-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2017
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.