STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
Nghiên cứu ngày bắt đầu gió mùa mùa hè, ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên và khả năng dự báo thời điểm bắt đầu mùa mưa bằng phương pháp phân tích Canon
Phạm Thị Châm, Trần Thị Thúy Nga, Hoàng Đức Cường, Nguyễn Đăng Quang 1. Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia
Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định ngày bắt đầu gió mùa mùa hè, ngày bắt đầu mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên và khẳng định được sự khác biệt giữa ngày bắt đầu mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên và ngày bắt đầu gió mùa mùa hè. Cụ thể, ngày bắt đầu mùa mưa trung bình nhiều năm trên khu vực Tây Nguyên xảy ra sớm hơn ngày bắt đầu gió mùa mùa hè. Phương pháp phân tích tương quan Canon đã được sử dụng để thử nghiệm dự báo và đánh giá kết quả dự báo ngày bắt đầu mùa mưa cho khu vực Tây Nguyên cho ba năm 2015, 2016, 2017 với các nhân tố dự báo được tuyển chọn là nhiệt độ bề mặt biển, bức xạ sóng dài và gió vĩ hướng trên mực 850 trung bình ba tháng đầu năm. Kết quả cho thấy phân tích tương quan Canon có thể áp dụng được trong nghiệp vụ dự báo hạn dài (hạn tháng, mùa) đối với ngày bắt đầu mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên. Từ khóa: Mùa mưa Tây Nguyên, Ngày bắt đầu gió mùa mùa hè, Ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên, Phân tích Cannon. |
1 |
2 |
Dự tính số ngày nắng nóng cho Việt Nam bằng tổ hợp số liệu hiệu chỉnh phân vị đa mô hình động lực
Nguyễn Thị Hoàng Yến1, Phạm Quang Nam2, Nguyễn Đức Nam3, Nguyễn Văn Hiệp3 1Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia 2Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên 3Viện vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả dự tính số ngày nắng nóng (SNNN) cho Việt Nam Bằng tổ hợp 12 phương án từ các mô hình CCAM, clWRF, RegCM và PRECIS trên cơ sở số liệu nhiệt độ đã được hiệu chỉnh sai số hệ thống theo phương pháp hiệu chỉnh phân vị (Quantile mapping). Kết quả cho thấy phương pháp hiệu chỉnh đã khử được hầu hết sai số hệ thống nhiệt độ trong mô hình. SNNN mô phỏng tại các trạm sau khi hiệu chỉnh của các mô hình khá phù hợp với số liệu quan trắc. Phương pháp hiệu chỉnh sau đó được áp dụng cho số liệu nhiệt độ trong tương lai để dự tính số ngày nắng nóng. Trên phạm vi cả nước, theo kịch bản RCP4.5, SNNN tăng phổ biến khoảng 15 - 20 ngày, 30 - 35 ngày và 50 - 55 ngày đối với các giai đoạn đầu, giữa, cuối thế kỷ. Các giá trị tương ứng cho kịch bản RCP8.5 là 25 - 30 ngày, 40 - 45 ngày và 70 - 80 ngày. Nhìn chung SNNN ở các vùng khí hậu phía Nam tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Bắc. Mức độ chưa chắc chắn trong dự tính SNNN tăng theo thời gian. Mức độ chưa chắc cao nhất ở giai đoạn cuối thế kỷ so với so với ở các thời kỳ khác có thể do tổng hợp của mức độ chưa chắc của nhiều yếu tố như: khả năng dự tính các dao động khí hậu của mô hình, vật lý trong các mô hình, điều kiện biên mô hình. Từ khóa: Nắng nóng, quantile mapping, CCAM, ClWRF, RegCM, PRECIS. |
12 |
3 |
So sánh các mô hình khác nhau cho ước tính bốc thoát hơi nước tham chiếu vùng phía nam Việt Nam
Trần Thị Hồng Ngọc1, Mark Honti2 1 Khoa Kỹ thuật Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học An Giang 2 Nhóm Nghiên cứu nguồn nước, Trường Kinh tế Kỹ thuật Budapest, Hungary
Tóm tắt: Sự bốc thoát hơi nước tham chiếu (ET0) là một tham số quan trọng cần được ước tính chính xác để tăng cường tiện ích trong nhiều ứng dụng. Trong bài báo này, ba mô hình Penman-Monteith; Hargreaves & Samani; Priestley & Taylor được sử dụng để ước tính ET0 bằng dữ liệu khí tượng của vùng Tứ giác Long Xuyên An Giang giai đoạn 2010 - 2015. Các kết quả của mô hình được so sánh và tính chính xác của các mô hình được đánh giá dựa trên mô hình Penman-Monteith tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho các nhà lãnh đạo trong việc quản lý, quy hoạch, tính toán nhu cầu nước cho thiết kế công trình thủy lợi trong điều kiện khí hậu vùng Tứ giác Long Xuyên An Giang, miền Nam Việt Nam. Kết quả cho thấy, mô hình Hargreaves & Samani, Priestley & Taylor và PenmanMonteith có giá trị ET0 lần lượt là 4,83; 4,24 và 3,73. Sai số của ba mô hình được đánh giá là như nhau. Mô hình Hargreaves & Samani có sự tương quan rất chặt giữa ET0 và nhiệt độ hơn hai mô hình kia với hệ số R2=0,89. Tuy nhiên, mô hình này cũng như mô hình Priestley & Taylor lại thất bại trong phân tích mối tương quan giữa ET0 và thông số bức xạ so với mô hình Penman-Monteith (R2=0,85). Dựa vào dữ liệu sẵn có, mô hình Penman-Monteith được đề xuất sử dụng và thu thập các dữ liệu khí tượng cần thiết trong khu vực để ước tính ET0 phục vụ cho việc tính toán nhu cầu nước trong nông nghiệp, thủy sản và quy hoạch thiết kế công trình thủy lợi cho vùng nghiên cứu trong tương lai. Từ khóa: Bốc thoát hơi nước, ET0, Hargreaves & Samani, Priestley & Taylor, Penman-Monteith, Tứ giác Long Xuyên - An Giang. |
21 |
4 |
Nghiên cứu nước dâng trong các đợt triều cường tại ven biển đông Nam Bộ
Nguyễn Bá Thủy, Trần Quang Tiến 1. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, nước dâng trong các đợt triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ được phân tích theo số liệu quan trắc mực nước tại trạm hải văn Vũng Tầu trong giai đoạn 1997- 2016. Trong đó, nước dâng được xác định bằng cách loại bỏ thủy triều khỏi mực nước quan trắc. Kết quả cho thấy, nước dâng lớn trên 40 cm chủ yếu xuất hiện trong tháng 10 và 11 của năm. Đây là nguyên nhân lý giải tại sao mặc dù thủy triều cao nhất vào tháng 12 nhưng nhưng số lần xuất hiện mực nước tổng cộng cao (triều cường cao) lại chủ yếu vào tháng 10 và 11. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cần thiết phải xây dựng công nghệ dự báo nước dâng do gió mùa phục vụ cảnh báo, dự báo triều cường tại ven biển Đông Nam Bộ. Từ khóa: Nước dâng, triều cường, gió mùa, Đông Nam Bộ. |
29 |
5 |
Giới thiệu chương trình giám sát việc thực hiện quy trình dự báo khí tượng thủy văn Phan Trường Duân 1 Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia
Tóm tắt: Chương trình giám sát việc thực hiện quy trình dự báo khí tượng thủy văn được xây dựng dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật ngành Khí tượng Thủy văn, nhằm hướng người làm công tác dự báo thời tiết (Dự báo viên) thực hiện các bước dự báo thời tiết theo quy trình quy định cụ thể và người làm công tác quản lý dự báo (Quản lý dự báo) giám sát, đánh giá các bước thực hiện của Dự báo viên theo quy định của ngành để đảm bảo độ tin cậy của các bản tin dự báo, cảnh báo khi phát hành ra công chúng. Ứng dụng xây dựng trên nên tảng Web-based giúp người dùng truy ̀cập thông qua các trình duyệt web trên các hệ điều hành của máy tính được kết nối mạng LAN hay mạng Internet. Ứng dụng giúp người dùng tương tác 2 chiều online, tương thích với các thiết bị như máy tính PC, laptop, máy tính bảng... Các bước thực hiện quy trình sẽ được chương trình tự động ghi lại trong thời gian thực. Nội dung bài này sẽ giới thiệu về cách sử dụng và những tiện ích của nó trong công tác giám sát và đánh giá chất lượng dự báo. Từ khóa: Giám sát quy trình dự báo khí tượng thủy văn, Phần mềm quản lý dự báo khí tượng thủy văn. |
37 |
6 |
Nghiên cứu, xây dựng giải pháp tự động hóa quản lý hoạt động nghiệp vụ trạm KTTV và truyền tin theo thời gian thực từ các trạm KTTV truyền thống
Dương Văn Khánh, Hoàng Văn Quang 1. Trung tâm KTTV và môi trường
Tóm tắt: Ở Việt Nam, hệ thống đo đạc quan trắc KTTV truyền thống vẫn còn phổ biến, việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHKT về điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông vào tự động hóa đo đạc quan trắc, truyền tin KTTV từ các thiết bị đo truyền thống, phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy là rất cần thiết. Bài báo này sẽ trình bày việc xây dựng giải pháp tự động hóa quản lý hoạt động nghiệp vụ trạm KTTV và truyền tin theo thời gian thực từ các trạm KTTV truyền thống. Kết quả của nghiên cứu là thiết kế và sản xuất bộ thiết bị tích hợp lắp đặt tại trạm KTTV truyền thống, bao gồm các trạm khí tượng, thủy văn và hải văn truyền thống; Xây dựng giải pháp truyền số liệu thời gian thực cho trạm KTTV truyền thống, bao gồm bộ thiết bị truyền dữ liệu tự động và hệ thống phần mềm chuyên môn. Từ khóa: Hệ thống nhúng, thiết bị thu GPS, truyền tin thời gian thực, số hóa tối đa các loại cảm biến đo. |
44 |
7 |
Đánh giá xu thế biến đổi của lượng mưa thời đoạn lớn nhất khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1971 - 2016 bằng kiểm định phi tham số Mann-Kendall
Nguyễn Văn Tín: Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Tóm tắt: Bài báo đánh giá xu thế biến đổi của lượng mưa thời đoạn: 15’, 30’, 45’, 60’, 90’, 120’ và 180’ tại trạm Tân Sơn Hòa giai đoạn 1971 - 2016 sử dụng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall và ước lượng xu thế Sen. Các kết quả được đánh giá dựa trên quá trình phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α < 0,1 (xác suất phạm sai lầm loại I là 10%). Kết quả cho thấy xu thế lượng mưa các thời đoạn 15’ và 30’ đảm bảo ý nghĩa thống kê với tốc độ tăng tương ứng là: 1,84 mm/10 năm và 1,56 mm/10 năm. Lượng mưa thời đoạn: 45’, 60’ 90’, 120’ và 180’ đều có xu hướng tăng tuy nhiên mức ý nghĩa không đảm bảo tính thống kê (α = 0,1). Từ khóa: Biến đổi khí hậu, xu thế, kiểm định Mann-Kendall, xu thế Sen. |
52 |
8 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 10 năm 2017 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu |
56 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2017
Đăng ngày: 01-11-2017-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2017
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2017
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.