Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2017

Đăng ngày: 01-03-2017 File đính kèm
Số 675* Tháng 3 năm 2017

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Nghiên cứu dự báo mức độ suy thoái diện phủ các hệ sinh thái chủ yếu biển đảo Côn Đảo theo kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng

 

Đào Hương Giang1, Phạm Thị Dinh2, Đặng Thị Hương2, Nguyễn Thị Mai Hương2, Đoàn Thị Hạ2, Văn Thùy Linh2

1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân

2 Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững

 

Tóm tắt: Huyện đảo Côn Đảo là địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của Việt Nam. Ngày nay, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng (BĐKH, NBD) cũng đang là nhân tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái nói chung và đặc biệt là hệ sinh thái

san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp trọng số để định lượng hóa tác động của các nguyên nhân gây suy thoái các hệ sinh thái như các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và BĐKH, NBD. Các kết quả nghiên cứu trình bày về dự báo mức độ suy thoái các hệ sinh thái biển chủ yếu vùng biển đảo Côn Đảo theo kịch bản BĐKH, NBD RCP 6.0, cho kết quả như sau: năm 2030, hệ sinh thái rạn san hô suy giảm diện phủ 9,25%, hệ sinh thái cỏ biển suy giảm diện phủ 14,5% và hệ sinh thái rừng ngập mặn suy giảm diện phủ 8%; năm 2070, hệ sinh thái rạn san hô suy giảm diện phủ 38,5%, hệ sinh thái cỏ biển suy giảm diện phủ 73,15% và hệ sinh thái rừng ngập mặn suy giảm diện phủ 30,25%; năm 2100, hệ sinh thái rạn san hô suy giảm diện phủ

63,75%, hệ sinh thái cỏ biển suy giảm diện phủ 113,05% và hệ sinh thái rừng ngập mặn suy giảm diện phủ 51%. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu khoa học, tính toán thiệt hại kinh tế do suy thoái hệ sinh thái dưới tác động của BĐKH, NBD và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, suy thoái hệ sinh thái, biển đảo Côn Đảo.

1

2

Nguy cơ ngập ở tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện biến đổi khí hậu

 

Nguyễn Kỳ Phùng1, Huỳnh Lưu Trung Phùng1, Lê Thị Phụng5, Bùi Chí Nam2, Trần Xuân Hoàng3, Lê Ngọc Tuấn4

1. Sở Khoa Học và Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

2. Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

3. Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường

4. Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

5. Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

 

Tóm tắt: Nghiên cúu nhằm mục tiêu đánh giá nguy cơ ngập do triều và lũ thượng nguồn ở tỉnh Vĩnh Long dưới tác động của biến đổi khí hậu bằng mô hình MIKE 11 GIS. Kết quả tính toán cho thấy các khu vực bị ngập phân bố rải rác trong cả tỉnh, những địa phương có mức độ ngập cao nhất là Thị xã Bình Minh, Tp. Vĩnh Long và huyện Vũng Liêm. Kết quả nghiên cúu là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các giải pháp thích ứng phù hợp với ngập, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại địa phương.

Từ khóa: Ngập lụt, nước biển dâng, kịch bản biến đổi khí hậu

8

3

Ứng dụng mô hình hồi qui tuyế tính để thiết lập mối liên hệ giữa độ che phủ thực vật với nhiệt độ bề mặt đất dựa trên dữ liệu vệ tinh Landsat 8 oli

 

Hoàng Anh Huy: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội

 

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là thiết lập mối liên hệ giữa độ che phủ thực vật (FVC) với nhiệt độ bề mặt đất (LST) tại huyện Đông Anh (Hà Nội). FVC và LST được chiết tách từ ảnh vệ tinh LANDSAT 8 OLI sử dụng phép phân tích lẫn phổ tuyến tính hai đối tượng thuần (LSMA) và mô hình truyền bức xạ trong khí quyển (RTE). Mô hình hồi quy tuyến tính (LRM) được ứng dụng để thiết lập mối liên hệ giữa FVC với LST. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tồn tại tương quan nghịch giữa FVC và LST (FVC tăng 10% làm LST giảm 1,62oC và ngược lại); LST cao xuất hiện tại những khu vực

có FVC thấp như Võng La, Kim Chung, Hải Bối, thị trấn Đông Anh; LST thấp tập trung ở khu vực có FVC cao như Thụy Lâm, Vân Nội, Tam Xá, Xuân canh, Vĩnh Ngọc. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận, ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính và tư liệu ảnh vệ tinh giúp xác định một cách hiệu

quả và nhanh chóngmối quan hệ giữa của FVC với LST.

Từ khóa: Độ che phủ thực vật, nhiệt độ bề mặt đất, hồi quy tuyến tính, ảnh LANDSAT 8 OLI.

18

4

Nghiên cứu phương pháp phân loại mây từ thông tin vệ tinh địa tĩnh MITSAT

 

Nguyễn Vinh Thư: Đài Khí tượng Cao không, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.

 

Tóm tắt: Phân loại mây thời gian thực có ý nghĩa rất quan trọng cho dự báo khí tượng thủy văn (KTTV). Với hiện trạng mạng lưới trạm KTTV rất thưa thớt trong nước, đặc biệt là tại các vùng núi, hải đảo thì việc phân tích mây chủ yếu dựa vào vệ tinh và radar thời tiết. Trong những năm gần đây, nhiều phương pháp phân loại mây được nghiên cứu, nâng cao độ chính xác của phân loại mây. Bài báo giới thiệu nghiên cứu sử dụng bảng tra cứu đa chiều (LUT) để phân loại mây trên cơ sở các thông tin nhiệt bức xạ tại các dải phổ hồng ngoại nhiệt và hơi nước của vệ tinh MTSAT, kết hợp với số liệu mây từ các trạm quan trắc bề mặt. Khu vực nghiên cứu ở đây bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia thành 18 vùng nhỏ kích thước 050 x 050. Thử nghiệm áp dụng cho thấy kết quả rất hữu ích cho các nhà dự báo trong việc phân tích mây và có thể đưa vào ứng dụng trong nghiệp vụ, mặc dù còn hạn chế đối với trường hợp mây thấp và mây tầng trung.

Từ khóa: Nhiệt độ bức xạ, kênh hồng ngoại nhiệt, MTSAT.

27

5

Nghiên cứu mô phỏng đợt nắng nóng kỷ lục từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 4 năm 2016 tại Tây Nguyên bằng mô hình WRF

 

Nguyễn Hoàng Phương, Nguyễn Viết Lành

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

 

Tóm tắt: Bằng việc sử dụng mô hình WRF với hai lưới lồng 27 và 9 km, thời hạn dự báo là 24 và 48 giờ để mô phỏng đợt nắng nóng kỉ lục xảy ra trên Tây Nguyên từ ngày 8 - 15/4/2016 trên cơ sở số liệu GFS cung cấp bởi Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ có độ phân giải không gian là 0,5 x 0,5 độ kinh/vĩ với 27 mực theo chiều thẳng đứng từ 1000 - 10 mb, cũng như sử dụng số liệu quan trắc nhiệt độ tối cao trên khu vực nghiên cứu để đánh giá sai số dự báo, bài báo đã cho thấy miền tính 2 có sai số nhỏ hơn miền tính 1. Sai số giữa các hạn 24 và 48h không thay đổi nhiều (dưới 10C). Sai số ở cả hai hạn dự báo cũng không lớn, chủ yếu ở vào khoảng 2 - 40C. Đồng thời sai số chủ yếu thiên âm, nghĩa là giá trị dự báo nhỏ hơn giá trị quan trắc ở cả hai hạn dự báo.

Từ khóa: Nắng nóng, biến đổi khí hậu, mô phỏng, mô hình WRF

35

6

Nghiên cứu biến động chất lượng nước khu vực vũng

An Hòa, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam

 

Bùi Thị Hồng1, Hoàng Duy Đông2, Phạm Thị Thủy2

1. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

2. Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Bắc - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

 

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu biến động chất lượng nước khu vực vũng An Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, với việc áp dụng mô hình Mike 21 Ecolab trong bộ phần mềm MIKE. Kết quả cho thấy chất lượng nước trong khu vực vũng An Hòa biến động theo mùa, giá trị các chất cao hơn tại khu vực trong sông và gần các nguồn thải. Với nguồn thải hiện tại, chất lượng nước trong khu vực vẫn nằm trong giới hạn cho phép đối với tiêu chuẩn nước mặt, tuy nhiên ở các khu vực cửa xả và lân cận thì giá trị các chất cao. Đồng thời nghiên cứu cũng xét đến các kịch bản dự báo cho năm 2020. Với mục tiêu bảo vệ môi trường, các nguồn thải được xử lý tốt thì chất lượng nước trong khu vực biến tốt hơn và đều nằm trong giới hạn cho phép. Do vậy cần có những giải pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trước khi đổ thải ra môi trường.

Từ khóa: Chất lượng nước, An Hòa, Núi Thành, Quảng Nam, Mike 21 Ecolab.

43

7

Xác định khả năng tự làm sạch SôngNhuệ, Sông Đáy

 

Cái Anh Tú: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội

 

Tóm tắt: Có rất nhiều công cụ hay phương pháp để xác định khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng hai công cụ để xác định khả năng tự làm sạch sông Nhuệ và sông Đáy do GuXiasheng đề xuất và mô hình Streeter-Phelps. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công cụ mô hình Streepter-phelps thích hợp để đánh giá xu hướng khả năng tự làm sạch tại hạ lưu sông, sau khi đã tiếp nhận nguồn thải. Trong khi đó, công cụ GuXiasheng lại thích

hợp để đánh giá hiện trạng khả năng tự làm sạch của sông một cách đồng bộ và hệ thống. Bên cạnh đó, trong cả hai trường hợp áp dụng tính toán kết quả nghiên cứu còn cho thấy hiện tại, cả sông Nhuệ và sông Đáy đều có khả năng tự làm sạch thấp.

Từ khóa: Khả năng tự làm sạch, sông Nhuệ, sông Đáy

52

8

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 2 năm 2017 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu

60

9

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí

tại một số tỉnh, thành phố tháng 2 năm 2017 - Trung

tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

68

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất