Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2017

Đăng ngày: 01-06-2017 File đính kèm
Số 678* Tháng 6 năm 2017

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Nghiên cứu đánh giá và dự tính điều kiện khô hạn theo chỉ số SPI cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

 

Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm

1. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, số liệu lượng mưa từ quan trắc và dự tính trong tương lai theo các kịch bản (RCP4.5 và RCP8.5) được sử dụng. Trong giai đoạn 1961 - 2014, tần suất khô hạn ở khu vực ĐBSCL có xu thế giảm; tuy nhiên, mức độ khắc nghiệt nhất của điều kiện khô hạn có xu thế tăng. Vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở, điều kiện khô hạn trung bình ở các quy mô thời gian khác nhau (1, 6 và 12 tháng) đều có xu thế giảm theo các kịch bản. Tuy nhiên, mức độ khắc nghiệt nhất của điều kiện khô hạn (SPI_Min) được dự tính gia tăng so với thời kỳ cơ sở. Trong đó, mức độ khắc nghiệt được dự tính gia tăng đáng kể nhất vào giữa thế kỷ 21 và theo kịch bản RCP4.5. Tuy nhiên, theo kịch bản RCP8.5, mức độ khắc nghiệt nhất của điều kiện khô hạn được dự tính giảm vào cuối thể kỷ 21.

Từ khóa: SPI, ĐBSCL, điều kiện khô hạn.

1

2

Nghiên cứu xây dựng đường cong IDF cho các vùng mưa thuộc miền bắc Việt Nam

 

Nguyễn Văn Thắng: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Đường cong IDF biểu thị mối quan hệ cường độ - thời đoạn - tần suất mưa. Đây là một đặc trưng quan trọng được sử dụng để xác định cường độ mưa theo tần suất phục vụ tính toán lũ thiết kế cho các công trình tiêu thoát nước và quy hoạch đô thị. Ở rất nhiều nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Đức ... hay ngay cả những nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaixia và Singapore đã có rất nhiều nghiên cứu xây dựng đường cong IDF với những thời đoạn mưa ngắn cho vùng/địa phương cụ thể. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan về đường cong IDF trên thế giới và tại Việt Nam. Qua đó đánh giá các phương pháp xác định đường cong IDF, đề xuất một phương pháp thống nhất nhằm xác định đường cong IDF và tính toán thí điểm cho 8 vùng mưa của miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy các công thức tổng quát đề xuất cho 8 trạm khí tượng đại diện cho 8 vùng mưa đạt độ chính xác cao, hệ số tương quan đều lớn hơn 0.9. Phương pháp và quy trình tính toán đề xuất trong nghiên cứu này có thể ứng dụng để tính toán cho toàn bộ lãnh thổ Việt

Nam, và có thể góp phần nâng cao hiệu quả và thống nhất các thông tin về IDF phục vụ công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn.

Từ khóa: IDF, Miền Bắc, Tần suất.

10

3

Nguy cơ xâm nhập mặn các sông chính tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng

 

Nguyễn Kỳ Phùng1, Nguyễn Thị Bảy2, Trần Thị Kim3, Lê Ngọc Tuấn4

1. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phốHồ Chí́ Minh

2. Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

3. Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

4. Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh

 

Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá nguy cơ xâm nhập mặn (XNM) các sông chính tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh BĐKH. Các kịch bản đánh giá được thiết lập bao gồm: Kịch bản hiện trạng 2013 (KB1), kịch bản 2020 với mức phát thải khí nhà kính cao - A1FI (KB2) và kịch bản 2030 - A1FI (KB3). Tám vùng nước mặt được xác định tương ứng với các ranh mặn từ <0,25‰ đến >18‰. Bằng phương pháp mô hình hóa (MIKE 11), kết hợp kỹ thuật GIS, kết quả tính toán cho

thấy XNM ngày càng tăng cường và di chuyển sâu về phía thượng lưu. Trong phạm vi nghiên cứu, Vùng 1 có chiều dài 53,5 km, 48,5 km và 44,5 km tương ứng với KB1, KB2 và KB3. Các số liệu tương ứng với Vùng 2 là 63 km, 54 km và 52 km; Vùng 3 là 9 km, 4 km và 4,5 km; Vùng 4 là 4 km,

9,5 km và 11,5 km; Vùng 5 là 7 km, 13 km và 10,5 km; Vùng 6 là 4 km, 6 km và 6 km; Vùng 7 là 15 km, 13,5 km và 13,5 km; Vùng 8 bao gồm 4 km, 6 km và 7,5 km trên sông Lòng Tàu, toàn bộ sông Đồng Tranh, Thị Vải, Gò Gia (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai). Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các giải pháp thích ứng XNM phù hợp, đảm bảo các hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại địa phương.

Từ khóa: Biến đổi khíhậu, xâm nhập mặn, nước biển dâng.

18

4

Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ du lịch ở Việt Nam dựa vào chỉ số căng thẳng tương đối (RSI)

 

Mai Văn Khiêm, Trương Thị Thanh Thủy

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

 

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chỉ số căng thẳng tương đối (Relative Strain Index, RSI) được sử dụng để phân tích điều kiện sinh khí hậu (SKH) du lịch về nhiệt trên khu vực Việt Nam. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là số liệu nhiệt độ thời kỳ 1961 - 2010 tại 136 trạm trên quy mô cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời kỳ tác động nhất của nhiệt độ gây căng thẳng đến người tham gia hoạt động du lịch từ tháng 6 đến 7 ở Bắc Bộ và Trung Bộ; từ tháng 4 đến tháng 5 ở Tây

Nguyên và Nam Bộ. Khu vực Nam Bộ là khu vực có thời gian tác động của nhiệt độ gây căng thẳng đến người tham gia hoạt động du lịch dài nhất, từ tháng 3 đến tháng 10.

Từ khóa: RSI, nhiệt độ, khí hậu du lịch.

29

5

Nghiên cứu xây dựng mô hình số bề mặt nước ngầm lưu vực sông Ba phục vụ công tác quản lý và quy hoạch tài nguyên nước

 

Nguyễn Bá Dũng: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

 

Tóm tắt: Hạn hán thiếu nước đang ngày càng nghiêm trọng, việc khai thác, sử dụng nước ngầm không theo quy hoạch, tùy tiện đang làm sụt giảm mực nước ngầm trên lưu vực sông Ba. Nghiên cứu xây dựng mô hình bề mặt nước ngầm trên lưu vực sông Ba dựa trên các số liệu khảo sát thực địa và phân tích từ dữ liệu hệ thống các lỗ khoan quan trắc trong 20 năm qua. Dựa trên số liệu khảo sát, nghiên cứu và phân tích các số liệu có được về mực nước ngầm lưu vực sông Ba xây dựng mô hình bề mặt mực nước ngầm phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và sử dụng nước ngầm bền vững khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự biến động bề mặt mực nước ngầm khu vực nghiên cứu bằng mô hình phát triển 3D, xây dựng bản đồ đẳng trị vào mùa mưa và mùa khô trong năm, mô hình này là công cụ hữu hiệu có thể áp dụng, phục vụ công tác điều tra, quy hoạch và quản lý khai thác tài nguyên nước nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững trên lưu vực sông Ba.

Từ khoá: Nước ngầm; Bản đồ đẳng trị; Mô hình 3D; Lưu vực sông Ba.

36

6

Tính toán cân bằng nước lưu vực Sesan cho đợt hạn hán lịch sử 2015 – 2016

 

Trần Kim Châu, Đỗ Xuân Khánh: Trường Đại học Thuỷ Lợi

 

Tóm tắt: Tính toán cân bằng nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quy hoạch phát triển bền vững của khu vực. Việc tìm ra được một mô hình quản lý tài nguyên nước hiệu quả luôn là một chủ đề khó, hấp dẫn các nhà khoa học thủy lợi. Mục đích chính của nghiên cứu này là kết hợp các phần mềm SWAT, CROPWAT và WEAP thành một công cụ tính toán cân bằng nước hoàn chỉnh cho lưu vực Sesan, Tây Nguyên. Mô hình SWAT sẽ được sử dụng để xác định tiềm năng của nguồn nước mặt, CROPWAT sẽ được dùng để tính toán nhu cầu nước cho nông nghiệp, trong khi mô hình WEAP sẽ phân bổ nguồn nước này cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Kết quả cho thấy mặc dù trong năm 2015 - 2016 Sesan là lưu vực có tiềm năng nước lớn, nhưng tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vẫn xảy ra tại một số nơi.

Từ khóa: Cân bằng nước, Sông Sê San, SWAT, WEAP, CROPWAT, tiềm năng nước, hạn hán.

44

7

Nghiên cứu đánh giá lượng dòng chảy sông Đà từ Trung Quốc vào Việt Nam phục vụ cho bài toán quy hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Đà

 

Trương Vân Anh, Nguyễn Thu Hiền, Đặng Quốc Khánh

1. Khoa Khí tượng - Thủy văn, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

2. Tạp chí Khí tượng Thủy văn

 

Tóm tắt: Do mạng lưới trạm khí tượng thủy văn ở nước ta không đủ dày để có thể kiêm̉ soat́ được lượng dòng chảy ngoài biên giới đổ vào lãnh thổ Việt Nam nên việc tính toán dòng chảy ngoài biên giới của các lưu vực sông suối lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho các bài toán quy hoạch và quản

lý tài nguyên nước ở các lưu vực sông liên quốc gia. Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê kết hợp với mô hình toán được sử dụng để tính toán lượng dòng chảy sông Đà từ lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam khi không có số liệu thực đo. Kêt́ quả cho thâý lượng dòng chảy sông Đà phía Trung Quốc chiếm khoảng 40 - 80% tại Lai Châu, 25 - 65% tại Tạ Bú và 22 - 55% tại Hòa Bình. Con số này rất có ý nghĩa cho việc quản lý tổng hợp nguồn nước sông Đà nói riêng và toàn bộ hệ thống sông Hồng nói chung do sông Đà chiếm đến 37% tổng lượng dòng chảy sông Hồng taị Sơn Tây.

Từ khóa: Lưu vực sông liên quốc gia, quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, MIKE NAM, MIKE

11 -Muskingum, lưu vực sông Đà.

54

8

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 5 năm 2017 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu

63

9

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 5 năm 2017 – Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

72

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất