STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
NGHIÊN CỨU DỰ BÁO CƠN BÃO MEGI NĂM 2010 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM BẰNG HỆ THỐNG DỰ BÁO TỔ HỢP WRF-LETKF HẠN 1 - 5 NGÀY Phạm Thị Minh1, Trần Tân Tiến2 1. Khoa Khí tượng Thủy văn và BĐKH - Trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh 2. Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học - Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên - ĐH Quốc Gia Hà Nội Tóm tắt: Bài báo này trình bày một số kết quả đánh giá khả năng của hệ thống dự báo tổ hợp WRF-LETKF trong dự báo bão hạn 5 ngày dựa trên 9 thử nghiệm dự báo cơn bão Megi 2010. Trong đó, ngoài việc sử dụng chỉ số thống kê MAE (sai số trung bình tuyệt đối), tác giả còn dựa trên một tiêu chuẩn đánh giá khác, đó là tỷ số giữa độ tán tổ hợp và sai số tuyệt đối. Kết quả cho thấy, hệ thống WRF-LETKF có những ưu điểm nhất định trong dự báo quỹ đạo và cường độ bão hạn 5 ngày. Cụthể, sai số quỹ đạo bão giảm từ 25% đến 50% ở hạn 5 ngày tương ứng với 6 trường hợp dự báo hiệu quả, chiếm khoảng 66%, còn cường độ bão (PMIN và VMAX), sai số giảm từ 3% đến 8% ở hạn dựbáo 5 ngày tương ứng với 3-4 trường hợp dự báo hiệu quả, chiếm khoảng 36,6%. Ngoài ra, kết quảthống kê cho thấy, hệ thống WRF-LETKF khi đồng hóa số liệu hỗn hợp (vệ tinh - cao không), cải thiện đáng kể chất lượng dự báo bão so với thử nghiệm chỉ đồng hóa số liệu gió vệ tinh. Tuy nhiên, sai số cường độ bão trong 12 giờ tích phân đầu tiên không được cải thiện nhiều. Từ kết quả trên, có thể nhận định rằng đồng hóa số liệu giúp cải thiện chất lượng dự báo dài hơn 1 ngày, song không tác động nhiều đến trường xoáy ban đầu. Vì vậy, trong hệ thống dự báo tổ hợp WRF-LETKF, cần chính xác hóa trường xoáy ban đầu để kết quả dự báo hạn 1 ngày và dưới 1 ngày được cải thiện hơn. Từ khóa: Đồng hóa số liệu, Lọc Kalman, Mô hình WRF, Bão, Dự báo tổ hợp. |
1 |
2 |
PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐỘNG TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Thị Thúy Nga1, Nguyễn Kỳ Phùng1 Viện Khoa học và Công nghệ tính toán Tóm tắt: Chỉ số chất lượng môi trường nước mặt WQI và chỉ số chất lượng môi trường không khí AQI được sử dụng để đánh giá nhanh chất lượng môi trường nước và không khí. Bài báo giới thiệu phương pháp tự động tính toán chỉ số WQI và AQI bằng phần mềm tự xây dựng. Phương pháptính toán chỉ số chất lượng môi trường nước, không khí do Tổng cục Môi trường (TCMT) ban hành sẽ được kết hợp với phương pháp xử lý tự động trên phần mềm là các phương pháp chủ đạo được thực hiện trong nghiên cứu. Kết quả tính toán các chỉ số chất lượng môi trường tự động trên phần mềm của tác giả có độ chính xác tương ứng với phương pháp tính toán thủ công truyền thống. Việc tính toán tự động các chỉ số chất lượng môi trường sẽ giúp công tác xử lý dữ liệu môi trường được dễ dàng và chính xác, cập nhật thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường nhanh chóng hơn. Từ khóa: AQI, Không khí, Nước, WQI. |
11 |
3 |
NHỮNG HƯ HỎNG ĐIỂN HÌNH TRONG CÁC CÔNG TRÌNH HẢI VĂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ, SỬA CHỮA VÀ TĂNG CƯỜNG Nguyễn Việt Hùng1, Dương Quốc Hùng2 1. Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài nguyên môi trường 2. Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy văn Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, sau khi thu thập các tài liệu cộng với khảo sát hiện trạng các công trình hải văn, tác giả thực hiện đánh giá các hư hỏng về mặt khả năng chịu lực, khai thác, phân tích các nguyên nhân, nhân tố tác động, xu hướng phát triển hư hỏng, từ đó có những phân loại hư hỏng một cách tổng quan. Để từ đó đưa ra những giải pháp hạn chế từ những bước đầu thực hiện côngtrình. Đề xuất các giải pháp sửa chữa, tăng cường hợp lí cho các công trình hải văn, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cho mỗi công trình. Từ khóa:Công trình hải văn, ăn mòn. |
22 |
4 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HỒ ĐẬP THỦY ĐIỆN Ở THƯỢNG NGUỒN SÔNG MÊ CÔNG ĐẾN XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Giáp Văn Vinh1 , Đặng Văn Dũng1, Nguyễn Hồng Hải1, Nguyễn Nam Đức1 1. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ Tóm tắt: Quá trình vận hành của hồ đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Công được thể hiện qua các biến động của chế độ thủy văn vùng hạ lưu và gây tác động đến tình hình xâm nhập mặn ởĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu chuỗi số liệu thủy văn trên dòng chính sông Mê Công và số liệu quan trắc mặn trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2000 - 2016 cho thấy phân bố lưu lượng trung bình tháng chảy vào ĐBSCL (qua trạm Tân Châu và Châu Đốc) có thay đổi tương ứng với dòng chảy từ thượng nguồn (qua trạm Chiang Sean) với xu thế tăng trong tháng 4 và giảm trong tháng 6; đồng thời dòng chảy từ thượng nguồn và dòng chảy vào ĐBSCL có tương quan với nhau với thời gian chảy truyền khoảng 17 ngày. Hơn nữa, quá trình xâm nhập mặn có xu thế tăng, xuất hiện sớm hơn vào tháng 1, 2, 3 và muộn hơn vào tháng 6. Mặt khác, giữa hai giai đoạn trước và sau khi các đập thủy điện thượng nguồn hoạt động, dòng chảy từ thượng nguồn tăng 40%, góp phần giảm xâm nhập mặn vào tháng 4 nhưng tăng thêm trong tháng 6. Kết quả nghiên cứu góp phần hiểu rõ hơn tác động của các hồ đập thủy điện ở thượng nguồn đối với dòng chảy và xâm nhập mặn ởĐBSCL. Từ khóa: Hồ đập thủy điện, xâm nhập mặn, đồng bằng sông Cửu Long |
29 |
5 |
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔIMƯA NHIỆT TỈNH KIÊN GIANG Bùi Thị Tuyết1, Phạm Thị Minh1 Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Trong bài báo này tác giả sử dụng số liệu trong 20 năm qua (1996 - 2016) về lượng mưa, nhiệt độ của 03 trạm khí tượng cơ bản: Rạch Giá, Phú Quốc, Thổ Chu, và 11 điểm đo mưa nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để đánh giá xu thế biến đổi mưa và nhiệt của tỉnh Kiên Giang. Kết quả cho thấy xu thế biến đổi nhiệt độ theo thời gian và không gian tương đối nhỏ, tuy nhiên xu thếbiến đổi nhiệt độ cực trị là đáng kể. Cụ thể nhiệt độ tối thấp giảm khoảng 0.05oC/năm, còn nhiệt độtối cao tăng khoảng 0.04oC/năm. Còn xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Sự thay đổi về tổng lượng mưa mùa và mưa năm đều thể hiện xu thế giảm đáng kể khoảng 22 ml/năm và 23 ml/mùa tùy vào từng trạm. Từ khóa: Xu thế nhiệt độ, Mưa, Nhiệt độ. |
36 |
6 |
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG SỐ LIỆU ĐỊNH VỊ SÉT KẾT HỢP VỚI ẢNH RADAR ĐỂ CẢNH BÁO ĐỢT MƯA LỚN TỪ 01-06/8/2017 TRÊN KHU VỰC TÂY BẮC Lãnh Bảo Trung1, Hoàng Minh Toán2, Nguyễn Bình Phong1 1. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2. Đài Khí tượng Cao không Tóm tắt: Bài báo này sử dụng ngôn ngữ lập trình Visualbasic 2010 xử lý số liệu định vị sét. Sau đó, kết hợp với ảnh radar và số liệu mưa bề mặt để phân tích thời gian tồn tại và hướng di chuyển của các đám mây đối lưu gây ra mưa lớn; kiểm tra mối quan hệ giữa hai chuỗi số liệu định vị sét và số liệu mưa với độ trễ thời gian khác nhau thông qua hệ số tương quan. Kết quả cho thấy giá trịhệ số tương quan của hai chuỗi số liệu với độ trễ 3h là lớn nhất. Điều này cho thấy, sau khi xuất hiện sét khoảng 3h thì sẽ xuất hiện mưa lớn. Đây là một dấu hiệu quan trọng để các nhà dự báo thời tiết sớm đưa ra các cảnh báo nguy hiểm trong cơn dông. Từ khóa: Dông, sét, mưa lớn. |
48 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 1 năm 2018
Đăng ngày: 01-01-2018-
VietNam Journal of Hydro - Meteorology
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2018
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.