Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2018

Đăng ngày: 01-05-2018 File đính kèm
Số 689 * Tháng 5 năm 2018

Số 689 * Tháng 5 năm 2018

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

TÁC ĐỘNG CỦA BỤI ĐẾN NHIỆT ĐỘTRÊN KHU VỰC VIỆT NAM VÀ LÂN CẬN

 

Lê Thị Thu Hằng1, Phan Văn Tân2, Bùi Thị Tuyết1

1Trung tâm Hải văn

2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

3Trường Đại học khoa học tự nhiên

 

Tóm tắt:Trong nghiên cứu này, mô hình RegCM4.2 được sử dụng để đánh giá tác động của bụi lên nhiệt độ khu vực Việt Nam và lân cận. Thời gian mô phỏng gồm 10 năm từ 01/01/1991 đến01/01/2001 trên miền tính từ 15oS đến 40oN và 75oE đến 135oE với độ phân giải 36 km trong haitrường hợp có bụi và không bụi. Sự khác nhau của hai thí nghiệm chỉ ra tác động của bụi lên nhiệtđộ. Bụi làm giảm nhiệt độ khu vực. Nồng độ bụi lớn nhất vào mùa xuân là khoảng thời gian xảy ranhiều bão bụi nhất trên khu vực Đông Á và đạt cực tiểu vào mùa mưa do bụi bị ngấm nước và rơixuống về mặt. Khu vực nào nồng độ bụi lớn thì nhiệt độ giảm mạnh. Trên Việt Nam giá trị nồng độbụi lớn nhất ở phía Bắc và giảm dần từ Bắc vào Nam. Hệ số tương quan giữa nồng độ bụi và nhiệt độ T2m có giá trị âm tất cả các tháng trong năm, dao động từ -0,63 đến -0,78.

Từ khóa: Bụi, RegCM, Việt Nam, Nhiệt độ.

1

2

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHU VỰC ĐÔNG BẮC BỘ THỜI KỲ 1970 - 2017

 

Lê Xuân Đức1, Nguyễn Viết Lành2, Phạm Vũ Anh3

1Tổng cục Khí tượng Thủy văn

2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường HàNội

3Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy

văn và Môi trường

 

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả đánh giá đặc điểm khí hậu khu vực Đông Bắc dựa trên bộ sốliệu quan trắc thời kỳ 1970 - 2017. Trong đó, các đánh giá được thực hiện đối với đặc trưng nhiệtđộ, lượng mưa và các giá trị cực trị của chúng. Kết quả cho thấy, các đặc trưng khí hậu ở khu vựcĐông Bắc có sự phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian theo quy luật mưa. Trung bình thờikỳ 1970 - 2017, Ttb trung bình năm của khu vực đạt giá trị 21,9oC; dao động từ 15,3oC (trạm Sa Pa)đến 24,0oC (trạm Vĩnh Yên). Tx trung bình năm của khu vực đạt giá trị 26,6oC và dao động từ 18,9oC(trạm Sa Pa) đến 28,2oC (trạm Bảo Lạc). Tn trung bình năm của khu vực đạt giá trị 19,4oC và daođộng từ 12,9oC (trạm Sa Pa) đến 21,5oC (trạm Vĩnh Yên). Tổng lượng mưa năm trung bình khu vựcĐông Bắc đạt giá trị 1840,1mm và dao động từ 1243,3mm tại (trạm Bảo Lạc) và cao nhất là4727,3mm tại (trạm Bắc Quang). Tổng lượng mưa các tháng mùa mưa chiếm khoảng từ 80 đến87% của tổng lượng mưa ở hầu hết các trạm. Các kỷ lục cao của Tx chủ yếu được ghi nhận trongtháng 5 - tháng 6 và trong những năm gần đây; chủ yếu trong pha trung tính của ENSO nghiêng vềpha El Nino. Các kỷ lục thấp của Tn ở các trạm phổ biến dưới 4oC và thấp nhất là -6,4oC tại (trạmSa Pa) (ngày 31/12/1975). Các kỷ lục thấp của Tn tại các trạm chủ yếu xảy ra vào các tháng chínhđông (tháng 12, tháng 1); vào hai thập kỷ đầu (1970s và 1980s) và chủ yếu trong pha La Nina.

Từ khóa: Đông Bắc, lượng mưa, lượng mưa ngày lớn nhất, nhiệt độ, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp.

11

3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁMSÁT VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍTƯỢNG THỦY VĂN, CẢNH BÁO THIÊN TAI

 

Trần Tuyết Mai1, Okke Batelaan2, MargaretShanafield2

1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

2Flinders University, Adelaide, South Australia,Australia

 

Tóm tắt: Phần lớn các lưu vực trên thế giới là lưu vực thiếu/ không có số liệu; tuy nhiên công tác dự báo dòng chảy cho các lưu vực này đang đối diện với nhiều thách thức. Mục đích của nghiêncứu này là sử dụng và so sánh các phương pháp khác nhau như phương pháp lưu vực tương tự,phương pháp mô hình gồm: SWAT, tích hợp mô hình SWAT-MODFLOW và IFAS trong dự báo dòngchảy. Khi lưu vực này đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên nước, việc cóthể dự báo được dòng chảy trên lưu vực là rất cần thiết. Kết quả cho thấy, việc mô hình IFAS đã đượchiệu chỉnh và kiểm định sẽ có thể được dùng để dự báo dòng chảy phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh đó, việc tích hợp hai mô hình SWAT và MODFLOW rất hữu ích trong việc khai thác những mặt mạnh của các mô hình này. Kết quả này có thể sử dụng cho quản lý tài nguyênnước cũng như cung cấp thêm công cụ cho dự báo dòng chảy ở những lưu vực thiếu/ không có số liệu.

Từ khóa: Dự báo dòng chảy; lưu vực không có số liệu; lưu vực tương tự; IFAS; SWAT; MODFLOW;

21

4

DỰ TÍNH KHÍ HẬU NĂM TỈNH DUYÊN HẢI BẮC BỘ -ỨNG DỤNG THÔNG TIN KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SẢN XUẤTNÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010 – 2040

 

Hoàng Thị Mai1, Trịnh Thùy Nguyên1, Nguyễn Anh Tuấn1

1. Trung tâmDự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

 

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả dự tính biến đổi hai yếu tố cơ bản là nhiệt độlượng mưa tại năm tỉnh duyên hải Bắc Bộ, bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình,Nam Định và Ninh Bình trong thời đoạn từ nay cho tới năm 2040. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, hiện nay các dự tính khí hậu mới nhất được thực hiện dựatrên cách tiếp cận “Đường tập trung nồng độ đại diện” RCP (Resresentative ConcentrationPathways) với ba kịch bản: kịch bản phát thải thấp (RCP2.6), kịch bản phát thải trung bình (RCP4.5) và kịch bản phát thải cao (RCP8.5). Trong báo cáo này chúng tôi sử dụng kết quả dự tính khí hậu của mô hình khí hậu chung CCSM thuộc Trung tâmnghiên cứu khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NCAR-CCSM). Báo cáo nghiên cứu ba kịch bảntrên cho yếu tố khí hậu cơ bản là nhiệt độ và lượng mưa tại năm tỉnh này, để từ đó có những thông tin định hướng giúp ích cho người nông dân thay đổi, lựa chọn các loại cây trồng sao cho phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu trong tương lai.

Từ khóa:Nhiệt độ, lượng mưa, dự tính khí hậu..

29

5

SỬ DỤNG SẢN PHẨM RA ĐA THỜI TIẾT JMA-272CẢNH BÁO CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT NGUY HIỂM

Hoàng Thị Thu Hương1

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực BắcTrung Bộ

Tóm tắt: Báo cáo nêu lên một số kết quả sử dụng sản phẩm Ra đa JMA-272 cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá…cho khu vực Bắc Trung Bộ.Đây là khu vực có nhiều diễn biến phức tạp và thường xuyên xảy ra hiện tượng khí tượng cực đoan. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các sản phẩm của ra đa JMA-272 như Dopple Z, ảnh mặt cắt thẳng đứng X-Section của CAPPI Z…để cảnh báo một số diễn biến thời tiết nguy hiểm xảy ra ở khu vực nói trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy Ra đa thờitiết JMA-272 có khả năng cảnh báo kịp thời các hiện tượng KTTV nguy hiểm như: dông, tố, lốc mưa đá…dựa trên các nguyên lý, chỉ tiêu nhận biết. Tuy nhiên do thời gian hoạt động của Ra đa JMA-272 còn ngắn, việc phục vụ cảnh báo gặp khá nhiều hạn chế

Từ khóa: Radar thời tiết, thời tiết nguy hiểm.

40

6

DỰ BÁO NƯỚC DÂNG BÃO TRÊN VỊNH BẮC BỘ THEOKỊCH BẢN DỰNG SẴN

 

Nguyễn Mạnh Dũng1, Nguyễn Bá Thủy1

1. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia

 

Tóm tắt: Nước dâng bão là một hệ quả của bão, chúng đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với triều cường và sóng lớn, gây ngập lụt, xói lở, vỡ đê, và nhiều hệ quả khác. Việc dự báo nước dâng được làm khá tốt tại Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, tuy nhiên còn thụ động phụ thuộc vào thời gian chạy mô hình và tham số bão. Báo cáo này giới thiệu phương pháp dự báo nước dâng bão dựa trên các kịch bản dựng sẵn cho khu vực vịnh Bắc Bộ vì đây là khu vực có nguy cơ nước dâng bão cao nhất trên các vùng biển của Việt Nam. Tác giả đã tính 72 kịch bản cho 9 tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ. Các kết quả chỉ ra với bão nhỏ cấp 7, 8, và 9, hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này vào dự báo nghiệp vụ. Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là khu vực có nước dâng bão lớn nhất trên khu vực vịnh Bắc Bộ, cũng như cả nước.

Từ khóa: Nước dâng bão.

52

7

XU THẾ BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 1962 – 2017

 

Phạm Thị Trà My

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực BắcTrung Bộ

 

Tóm tắt:Báo cáo sử dụng hai yếu tố chính là số liệu nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm quan trắc ở khu vực tỉnh Nghệ An thời kỳ từ năm 1962 - 2017 để làm ví dụ cho sự biến đổi các yếu tố khí hậu trong khu vực Bắc Trung Bộ, nhằm chứng mình rằng biến bổi khí hậu đang xẩy ra phức tạp sẽ, đã và đang gây ra hậu quả nặng nề cho đất nước vànhân loại xác định xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa. Kết quả phân tích cho thấy,trong thời kỳ từ năm 1962 - 2017, hầu hết trên cả khu vực đều thể hiện xu thế tăng lên của nhiệt độ, đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây, và giảm về lượng mưa, tuy nhiên trong những thời đoạn ngắn xu thế tăng/ giảm là không đồng nhất giữa các vùng khí hậu.

Từ khóa: Biến đổi nhiệt độ.

58

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất