STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG VÀ XÁC ĐỊNH CƠ CHẾ GÂY RA ĐỢT MƯA LỚN VÀO ĐẦU THÁNG 8 NĂM 2017 TẠI TỈNH SƠN LA Nguyễn Viết Lành1, Nguyễn Thị Thanh Lam1 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tóm tắt: Trong bài báo này, mô hình quy mô vừa WRF được sử dụng để mô phỏng đợt mưa lớn từ ngày 01-06/8/2017 tại tỉnh Sơn La, mô hình được thiết kế với ba lưới lồng nhau có độ phân giải tương ứng là 54km, 18km và 6km. Số liệu sử dụng là số liệu GFS cung cấp bởi Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ (NCEP) có độ phân giải không gian là 0,5 x 0,5 độ kinh vĩ với 27 mực theo chiều thẳng đứng kết hợp với dữ liệu từ vệ tinh TRMM 3B42.V7 và số liệu quan trắc. Kết quả cho thấy, diện mưa và lượng mưa mô phỏng thường cao hơn so với quan trắc, mô hình đã nắm bắt được phần nào phân bố không gian và diễn biến thời gian của mưa trên khu vực. Bài báo cũng đã xác định được cơ chế gây ra mưa lớn ở đây: Đó là do sự kết hợp của rãnh thấp ở bề mặt với xoáy thấp phát triển từ tầng thấp lên đến mực 500mb trên khu vực Bắc Bộ. Bên cạnh đó, hiệu ứng của địa hình và vận tải ẩm hướng tây tây nam từ vịnh Bengal cũng là những nhân tố quan trọng góp phần gây ra đợt mưa lớn diện rộng này. Từ khóa: Mô phỏng, mưa lớn, hình thế thời tiết gây mưa lớn, WRF. |
1 |
2 |
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI XÓI LỞ ĐƯỜNG BỜ BIỂN NGHỆ AN Đoàn Quang Trí1, Nguyễn Bá Thủy2, Nguyễn Thị Thủy1 1Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội 2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội Tóm tắt: Hiện tượng xói lở bờ biển gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, công trình và ảnh hưởng đếnđ ời sống của người dân ở khu vưc ven biển. Đánh giá ảnh hưởng của xói lở đường bờ do ảnh hưởngc ủa biến đổi khí hậu đối với khu vực đường bờ Nghệ An áp dụng kết hợp mô hình sóng STWAVE vàm ô hình biến đổi đường bờ GENESIS với các kịch bản biến đổi khí hậu năm 2030, 2050 và 2100.Đ ường bờ khu vực Nghệ An được phân thành 6 đoạn để áp dụng trong mô hình GENESIS. Kết quảm ô phỏng và tính toán cho các kịch bản biến đổi khí hậu đường bờ của 6 khu vực đã chỉ ra rằng tốcđ ộ biến động đường bờ giảm dần theo thời gian, sau năm 2030 có sự biến động rất lớn, sau đó tốcđ ộ giảm dần tới kịch bản 2050 và 2100 năm. Một số nơi xảy ra xói lở mạnh tập trung chủ yếu ở cácv ùng đất nhô ra biển, các vùng cửa sông điển hình là 2 cửa sông: Cửa Lò và cửa Hội. Một số nơiđ ược bồi, điển hình như khu vực xã Quỳnh Thọ - Sơn Hải, vùng ven bờ xã Quỳnh Hương. Kết quản ghiên cứu đã chỉ ra được xu thế xói lở đường bờ theo quy luật diễn biến tự nhiên, từ đó sẽ vạch rac ảnh báo nguy cơ tai biến xói lở đường bờ cho cư dân và chính quyền địa phương sớm đưa ra biệnp háp khắc phục. Từ khóa: Xói lở đường bờ Nghệ An, STWAVE, GENESIS, Biến đổi khí hậu. |
10 |
3 |
ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI DÒNG CHẢY MẶT TẠI CÁC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG TRONG VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI Cấn Thu Văn1, Nguyễn Thị Tuyết1, Nguyễn Vĩnh An1, Lê Văn Phùng1, Nguyễn Phước Huy2, Nguyễn Mạnh Hồng3, Nguyễn Quang Ngọc4 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh 2Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai 3Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng 4Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An Tóm tắt: Thực tế cho thấy, chế độ dòng chảy trong vùng Đồng Tháp Mười trong những năm gần đây càng trở nên phức tạp do tác động của hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống hồ chứa phía thượng lưu. Hơn nữa, do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, La-Nina nên tổng lượng mưa trên lưu vực cũng thay đổi thất thường. Hai yếu tố thượng lưu quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước ở ĐBSCL là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (đầu châu thổ Mekong). Trên cơ sở số liệu tổng hợp, thu thập và phân tích cho thấy Tân Châu giá trị mực nước bình quân năm có xu hướng giảm dần, mức độ giảm xấp xỉ 3,5%, tức là tương đương khoảng 4 cm - 5 cm mỗi năm. Xu hướng nhiều năm cũng cho thấy giá trị Hmax tại Châu Đốc theo các năm là giảm trung bình khoảng 3 - 5% tương ứng với giá trị khoảng 10 - 15 cm mỗi năm. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười, Chế độ dòng chảy. |
19 |
4 |
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ VÙNG NÚI BẮC TRUNG BỘ TẠI THỜI ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU NGÀY BẮT ĐẦU GIÓ MÙA MÙA HÈ Đỗ Thị Thi1, Hoàng Đức Cường2, Lương Tuấn Minh3, Nguyễn Đăng Quang2 1Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa 2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia 3Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn Tóm tắt: Đây là nghiên cứu đầu tiên trong việc tìm kiếm mối liên hệ giữa sự khởi phát gió mùa mùa hè Nam Á và hiện tượng nắng nóng tại một khu vực cụ thể ở nước ta. Số liệu tái phân tích và số liệu quan trắc trong 32 năm (1985-2016) được sử dụng để tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ bề mặt khí quyển mực 2m (T2m) ở khu vực vùng núi bắc Trung Bộ trước và sau thời điểm bùng phát gió mùa mùa hè Nam Á. Phân tích giá trị trung bình của nhiệt độ và hàm trực giao tự nhiên theo các khoảng thời gian trước, trong và sau thời điểm bắt đầu gió mùa mùa hè cho thấy số ngày nắng nóng ở khu vực bắc Trung Bộ có gia tăng kể từ thời điểm gió mùa mùa hè bắt đầu hoạt động. Kết quả nghiên cứu này bổ sung vào sự hiểu biết chung về ảnh hưởng của gió mùa mùa hè tới chế độ thời tiết tại một khu vực cụ thể ở Việt Nam. Từ khóa: Ngày bắt đầu gió mùa mùa hè, Nắng nóng, bắc Trung Bộ. |
26 |
5 |
NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP PHÂNT ÍCH THỨ BẬC (AHP) ĐỂ CHI TIẾT HÓA CẤP ĐỘ RỦI RO DO BÃO TỈNH NINH THUẬN Bùi Văn Chanh1, Võ Anh Kiệt1, Đặng Văn Dũng1 1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ Tóm tắt: Cấp độ rủi ro do bão trong Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014c ủa Thủ tướng Chính phủ được quy đổi từ cấp gió, do đó cần chi tiết cấp độ rủi do bão ở địa phương,t rong đó có tỉnh Ninh Thuận. Trong nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc( AHP) để chi tiết tính dễ bị tổn thương khi bão đổ bộ vào Ninh Thuận. Từ bản đồ chi tiết tính dễ bịt ổn thương kết hợp với Quyết định 44 đã xây dựng được bản đồ rủi ro do bão chi tiết đến cấp xã củat ỉnh Ninh Thuận. Bản đồ chi tiết gió bão được xây dựng bằng phương trình tương quan theo cách ướng khác nhau tính từ tâm bão dựa trên số liệu của trận bão số 12 năm 2017. Giả định trận bãon ày đổ bộ vào phía bắc, trung tâm và phía nam tỉnh Ninh Thuận đã chi tiết được cấp độ rủi ro dob ão. Bản đồ cấp độ rủi ro do bão được phân vùng ứng với cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 4, chi tiếth ơn cấp độ rủi ro toàn bộ tỉnh Ninh Thuận là cấp 4 theo Quyết dịnh 44. Kết quả nghiên cứu có cơs ở khoa học và thực tiễn, giúp cảnh báo chi tiết cấp độ rủi ro do bão trong công tác nghiệp vụ dựb áo bão ảnh hưởng đến Ninh Thuận. Từ khóa: Rủi ro thiên tai, Phân tích hệ thống phân cấp. |
34 |
6 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẢNH BÁO BÃO KÈM MƯA LỚN CỦA RA ĐA THỜI TIẾT Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Lê Đức Cương1, Hoàng Thị Thu Hương1 1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ Tóm tắt: Bắc Trung Bộ là khu vực có nhiều diễn biến phức tạp và thường xuyên xảy ra hiện tượng khí tượng cực đoan. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các sản phẩm của ra đa JMA-272 như PPI Z intensity, Maximum Z, PPI V same El… và sản phẩm của ra đa TRS-2730 như PPI, RHI… để cảnh báo một số diễn biến thời tiết nguy hiểm như bão, mưa lớn gây ra do bão cho khu vực Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy Ra đa thời tiết JMA-272 và TRS-2730 có khả năng cảnh báo kịp thời các hiện tượng KTTV nguy hiểm như: bão, mưa lớn gây ra do bão dựa trên các đặc điểm, chỉ tiêu nhận biết qua độ PHVT. Tuy nhiên, Ra đa TRS-272 khá cũ, cũng như thời gian họa động Ra đa JMA-272 còn ngắn, nên việc phục vụ cảnh báo còn gặp khá nhiều hạn chế. Từ khóa: Ra đa thời tiết, bão, mưa lớn do bão. |
41 |
7 |
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HẠN HÁN TỈNH LÂM ĐỒNG Nguyễn Thị Hàng1, Nguyễn Kỳ Phùng2 1Đaị học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 2Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Hạn xảy ra ở hầu hết các vùng khí hậu, ở vùng mưa nhiều cũng như mưa ít. Hạn hání t khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về con người, nhưng thiệt hại tới kinh tế - xã hội do hạng ây ra rất lớn. Trong những năm gần đây hạn hán xảy ra liên tục trên phạm vi cả nước nói chungv à tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Năm 2016 hạn hán xảy ra trên diện rộng, đã gây suy giảm nguồn nướcd ẫn tới tình trạng thiếu nướ c cho toàn tỉnh Lâm Đồng. Những diễn biến về thời tiết tại Việt Nam nóic hung và Lâm Đồng nói riêng cho thấy tác động của biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ,đ ặc biệt là các điều kiện khí hậu cực đoan. Nghiên cứu này thực hiện đánh giá tác động của biếnđ ối khí hậu đến hạn hán tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá mức độ hạn hánt heo kịch bản RCP4.5 và RCP 8.5, kịch bản xuất bản năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các kết quả nghiên cứu này là số liệu quan trọng để định hướng phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương. Từ khóa: Hạn hán, Lâm Đồng. |
49 |
8 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2018 Trong tháng 7 đã xuất hiện 1 cơn bão (bão số 3) và 3 ATNĐ trên khu vực Biển Đông,t rong đó bão số 1 đổ bộ vào khu vực các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Ngoài ra, ATNĐx uất hiện vào giữa tháng 7 trên vịnh Bắc Bộ ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực Bắc Bộv à Bắc Trung Bộ. Tình hình mưa trong tháng trên phạm vi toàn quốc phổ biến thiếu hụt so với TBNN. Riêng tại các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ có tổng lượng mưa tháng caoh ơn nhiều lần so với TBNN cùng thời kỳ. |
56 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2018
Đăng ngày: 25-04-2019-
VietNam Journal of Hydro - Meteorology
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2018
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 2 năm 2018
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.