Số 688 * Tháng 4 năm 2018
STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT CẢI TIẾNCÔNG NGHỆ DỰ BÁO NƯỚC DÂNG VÀ SÓNG TRONGBÃO MẠNH, SIÊU BÃO
Trần Văn Khanh1, Nguyễn Bá Thủy2, Nguyễn Kim Cương3 1Trung tâm Hải văn 2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia 3Trường Đại học khoa học tự nhiên
Tóm tắt:Trong nghiên cứu này, cơ sở khoa học cải tiến công nghệ dự nước dâng và sóng trongbão mạnh, siêu bão được thảo luận trên cơ sở phân tích kết quả mô phỏng của 2 phương án tính toán.Trong đó, phương án truyền thống là nước dâng và sóng trong bão chỉ xét tới tác động của gió vàkhí áp trên nền mực nước biển trung bình. Với công nghệ mới, tương tác giữa thủy triều, sóng vànước dâng do bão được xem xét đầy đủ trong mô hình số trị hải dương tích hợp (mô hình SuWAT -Surge, Wave and Tide). Hai phương án tính toán được áp dụng để mô phỏng sóng và nước dâng trong bão cho trường hợp của bão Washi (tháng 7/2005) đổ bộ vào Hải Phòng với cấp bão thực tế vàtăng tới cấp siêu bão (cấp 16) nhưng giữ nguyên quỹ đạo. Kết quả cho thấy, chênh lệch độ cao lớnnhất của nước dâng và sóng trong bão trong trường hợp siêu bão lớn hơn nhiều so với cấp bão thực(cấp 10), khoảng 41% và 31%, tương ứng. Kết quả của nghiên cứu làm cơ sở kiến nghị thay thế côngnghệ dự báo truyền thống nước dâng và sóng trong bão truyền thống bằng mô hình số trị tích hợpcó tính đến tương tác đồng giữa thời thủy triều, sóng và nước dâng do bão. Từ khóa: Siêu bão, nước dâng bão, sóng trong bão, SuWAT.. |
1 |
2 |
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SƠ ĐỒ BAN ĐẦUHOÁ XOÁY NC2011 TRONG MÔ HÌNHWRF ĐỂKHẢO SÁT KHẢ NĂNG DỰ BÁO CƯỜNG ĐỘ CƠN BÃO DAMREY NĂM 2017
Nguyễn Bình Phong1, Nguyễn Tiến Mạnh1, Nguyễn Văn Hiệp2, Nguyễn Văn Thắng3 1Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học vàCông nghệ Việt Nam 3Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổikhí hậu
Tóm tắt: Trong bài báo này nhóm tác giả trình bày một số kết quả thử nghiệm áp dụng sơ đồ banđầu hóa bão NC2011 để mô phỏng cấu trúc cơn bão số 12 (Damrey) năm 2017 bằng mô hình WRFvới ba sơ đồ tham số hóa đối lưu Betts-Miller-Janjic, Kain-Fritsch và Grell-Devenyi. Kết quả chothấy mô phỏng trị số khí áp cực tiểu tại tâm bão khá tốt đặc biệt với sơ đồ Betts-Miller-Janjic. Tronggiai đoạn phát triển và chín muồi mô hình mô phỏng bão mạnh hơn so với thực tế, khi bão suy yếuvà tan rã, mô phỏng của mô hình cho kết quả bão yếu hơn thực tế. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra đượcbất đối xứng trong cấu trúc thẳng đứng của bão khi có sự tương tác với địa hình và không khí lạnh.Phần hoàn lưu bão tương tác với địa hình, lượng nước ngưng kết sẽ phát triển đến độ cao lớn hơn. Từ khóa: Xoáy thuận nhiệt đới, ban đầu hoá. |
9 |
3 |
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BỘ MÔ HÌNH FEWS XÂY DỰNG CÔNG CỤ DỰ BÁO LŨ CÁC TRẠM HẠ LƯUSÔNG MÊ KÔNG
Nguyễn Thị Tuyết Nhung1, Đoàn Quang Trí2, Đoàn Văn Hải1 1Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia 2Tạp chí Khí tượng Thủy văn
Tóm tắt: Nghiên cứu dự báo lũ và kéo dài thời gian dự báo dòng chảy lũ hạ lưu sông Mê Kôngđóng một vai trò hết sức quan trọng. Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để ứng dụng mô hìnhhồi quy bội dự báo mực nước lớn nhất trước 7 ngày tại các trạm hạ lưu sông Mê Kông. Kết quả môphỏng và kiểm định chỉ ra rằng bộ công cụ có khả năng dự báo tương đối tốt về mặt xu thế, đườngthực đo và mô phỏng bám nhau tương đối sát, không có sự trễ pha. Kết quả dự báo khá tốt với saisố lớn nhất tại các trạm dao động từ 11-33 cm. Mực nước lớn nhất mô phỏng cao hơn mực nước lớnnhất thực đo với chênh lệch mực nước mô phỏng và thực đo từ 7 - 14 cm. Mức đảm bảo tại các trạmkhá cao hầu hết là đạt trên 80%. Bộ công cụ dự báo được xây dựng trên nền cơ sở ngôn ngữ lậptrình hiện đại, có tính mở, có khả năng tích hợp bổ sung và nâng cấp các modul khi cần thiết. Chấtlượng thử nghiệm công cụ cho thấy, công cụ dự báo có thể đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ dự báotại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia Từ khóa: FEWS, hạ lưu Mê Kông, hồi quy bội, SPSS. |
24 |
4 |
NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP BẢN ĐỒ TẦN SUẤT NẮNG NÓNG VÀ HẠN HÁN TRÊN KHU VỰCĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Lê Thị Huệ, Nguyễn Văn Bảy, Võ Văn Hòa 1.Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng bộ bản đồ tần suất xuất hiệncác hiện tượng nắng nóng và hạn hán cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ dựa trên bộ số liệu quan trắc trong giai đoạn 1971 - 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy xác suất xuất hiện nắng nóngkhoảng từ 35-40% và xác suất xuất hiện hạn hán khoảng từ 10-20% tùy vào từng vùng cụ thể.Qua hai bản đồ xác suất nắng nóng và hạn hán cho thấy hai thiên tai này thường tập trungnhiều vào các khu vực bán sơn địa, khu vực đô thị hóa cao và xác suất này giảm dần về các vùngven biển. Bộ bản đồ tần suất nắng nóng và hạn hán với các tần suất khác nhau như 1 lần/100năm; 5 lần/100 năm và 10 lần/100 năm cũng cho thấy rằng các hiện tượng nắng nóng và hạnhán nghiêm trọng hơn ở vùng bán sơn địa như các huyện Sơn Tây, Ba Vì (Hà Nội), một số huyệnmiền núi của Ninh Bình và có chiều hướng giảm dần sang phía Đông (các huyện duyên hải củaThái Bình, Nam Định, Ninh Bình).Việc xây dựng bản đồ tần xuất xảy ra hạn hán, nắng nóng chitiết ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ là một việc hết sức quan trọng nhằm cung cấp cơ sở khoa họccho hoạch định chính sách và các biện pháp thích ứng phù hợp trong từng điều kiện cụ thể, gópphần giảm thiểu rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững cho khu vực. Từ khóa:Hạn hán, nắng nóng, bản đồ tần suất. |
36 |
5 |
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁMSÁT VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍTƯỢNG THỦY VĂN, CẢNH BÁO THIÊN TAI
Phan Trường Duân1, Nguyễn Khắc Hưng2,Vũ Ngọc Linh3 1Tổng cục Khí tượng Thủy văn 2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia 3Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn
Tóm tắt: Từ các bước trong quy trình dự báo khí tượng thủy văn, nghiên cứu này đã mô phỏng,tin học hóa 13 quy trình dự báo khí tượng thủy văn và xây dựng thành “Hệ thống giám sát việc thựchiện quy trình dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai”. Dựa trên công nghệ web-based,chương trình có thể trực tuyến giám sát việc thực hiệnquy trình dự báo của dự báo viên. Bước đầuthử nghiệm cho thấy tính hiệu quả của ứng dụng đảm bảo công tác giám sát và đánh giá chất lượngdự báo theo quy định hiện hành. Từ khóa: Hệ thống giám sát dự báo khí tượng thủy văn; Tin học hóa quy trình dự báo khí tượngthủy văn. |
45 |
6 |
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG PHÂN TÍCH LŨ TÍCH HỢP IFASCẢNH BÁO LŨ THƯỢNG NGUỒN SÔNG NẬM NƠN VÀNẬM MỘ, TỈNH NGHỆ AN
Nguyễn Xuân Tiến1, Lê Hữu Huấn1, Trịnh Đăng Ba1 1. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực BắcTrung Bộ
Tóm tắt: Báo cáo giới thiệu một số kết quả ứng dụng hệ thống phân tích lũ tích hợpIFAS cảnh báo lũ cho thượng nguồn sông Nậm Nơn và Nậm Mộ, tỉnh Nghệ An. Đây làhai lưu vực có diện tích phần lớn ở nước bạn Lào, số liệu quan trắc Khí tượng Thủy vănkhông có. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng số liệu mưa vệ tinh làm đầu vào cho hệthống phân tích lũ tích hợp IFAS để cảnh báo lũ cho vùng thượng nguồn hai lưu vựcsông nói trên. Kết quả nghiên cứu có thể đưa vào tác nghiệp hằng ngày nhằm góp phầncho công tác phòng chống lũ, lụt có hiệu quả. Từ khóa: IFAS, phân tích lũ. |
52 |
7 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNGNGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 3 NĂM 2018- Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa họcKhí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu |
59 |